Mỹ phát triển và đẩy nhanh công nghiệp

Chính sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra những vấn đề bức bách trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhìn chung tốc độ xây dựng đường sá, cầu công cũng diễn ra khá nhanh chóng. Riêng đường sắt được xây dựng từ năm 1825, nhưng tới năm 1850 đã có độ dài 14.518km. Các kênh đào cũng được mở rộng, năm 1850 chiều dài của các kênh đào là 5950km.

Mỹ phát triển và đẩy nhanh công nghiệp

Nhìn vào cách mạng công nghiệp Mĩ, tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Năm 1850 giả trị sản lượng công nghiệp đã tăng lên 5 lần so với năm 1810. Trên đất nước Mĩ, nhiều trung tâm công nghiệp đã hình thành. Sản xuất công nghiệp của Mĩ đã vươn lên đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau Anh, Pháp, Đức. Cách mạng công nghiệp Mĩ được tiến hành trong điều kiện có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, có vị trí địa lí thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và cố nguồn vốn, sức lao động, kĩ thuật từ châu Âu chuyển sang. Đó là những lợi thế rất lớn của cách mạng công nghiệp Mĩ. Vào đầu thế kỉ XIX, riêng vốn của tư bản Anh chạy vào Bắc Mĩ chủ yếu được sử dụng vào việc xây dựng và mở mang đường sắt. Do vậy, khác với cách mạng công nghiệp của các quốc gia phương Tây khác, sự phát triển của cả mạng công nghiệp Mĩ đi từ công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang phát triển công nghiệp nặng. Cuộc cách mạng vì công nghiệp Mĩ diễn ra và cơ bản hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cách mạng công nghiệp Anh, Pháp.

Trong quá trình cách mạng công nghiệp, công nghiệp sớm tác động vào nông nghiệp. Do vậy, ngành chế tạo máy nông nghiệp ở Mĩ rất phát triển. Công nghiệp sớm gắn bó với nông nghiệp, là do nhu cầu nguyên liệu và lương thực phục vụ công nghiệp, do nhu cầu khai khẩn vùng đất phía Tây rộng lớn và ( màu mỡ. Chính sự phát triển của công nghiệp góp phần đẩy nhanh xuất khẩu ở Mĩ, từ năm 1800 tới năm 1850, giá trị xuất khẩu tăng từ 70 triệu đô la lên 144 triệu đô la. Nhưng thời gian tiếp theo từ 1850 tới 1860 giá trị xuất khẩu tăng từ 144 triệu đô la lên 333 triệu đô la.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản