Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: gần 3 triệu người chết và bị thương; các công cụ máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu biển bị tàn phá. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 61,3 tỉ yên. Con số này ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề 131 triệu người không có việc làm.

Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Chủ nghĩa tư bản Nhật đã được Mĩ vực dậy nhằm biến Nhật Bản thành đồng minh đắc lực trong chính sách bành trướng xâm lược của Mì ở châu Á – Thái Binh Dương. Năm 1951 Nhật kí với Mĩ hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ và năm 1953, Hiệp ước -thương mại và đầu tư.

     Ngay trong những năm đầu sau chiến tranh, dưới thời kiểm cua quân đội Mĩ, ba cải cách lớn được thực hiện:

-   Giải thế các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một vài công ti lớn đối với nền kinh tế Nhật. Biện pháp này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp, và thúc đẩy cơ chế thị trường ở Nhật.

-  Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được quyển giữ lại một phần ruộng đất nhất định. Số còn lại, Nhà nước mua lại và chuyển nhượng cho những người nông dân không có ruộng đất.

-      Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân.

      Những biện pháp này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở giai đoạn sau. Năm 1948, kê hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1948-1952) được thảo ra nhằm mục tiêu là khôi phục sản xuất bằng mức chiến tranh. Nhìn chung đến năm 1951, với sự giúp đỡ của Mĩ, nền kinh tế Nhật đã được khôi phục.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước