Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 1)

Khái niệm
Lịch sử kinh tế quốc dân (gọi tắt là lịch sử kinh tế) là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước (hoặc một số nước) hoặc của một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó.

Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 1)

Sự hình thành và phát triển của môn học
Môn lịch sử kinh tế được ra đời từ khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Táy Âu. Đến giữa thế kỉ XIX nó trở thành một môn khoa học độc lập: tách khỏi các khoa học lịch sử và khoa học kinh tê để trưởng thành lên với cuộc sông riêng của mình.
Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khoa học lịch sử kinh tê theo quan điểm tư sản đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bán chú nghĩa: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan… Trong các nước đó có nhiều cóng trinh nghiên cứu lịch sử kinh tế nhưng các tác phẩm ấy con thiên về mô tả sự phát triển ki thuật và lược bỏ tính chất xã hội trong sự phát triển. Họ chứng minh tính ưu việt và tính vĩnh hằng của nến kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác ra đời đã tạo nén một bước ngoặt cho khoa học xã hội nói chung, cho lịch sử kinh tế nói riêng. Hai óng Mác và Ăngghen, đã sáng lập ra môn lịch sử kinh tế trên quan điểm Mác xít và đã đặt nó vào VỊ trí xứng đáng. Chính Mác – Ăngghen (và sau đó là Lênin) cũng đã rất chú trọng nghiên cứu lịch sử kinh tế.
Từ đó đến nay, khoa học lịch sử kinh tế được phát triển mạnh mẽ trên thế giới – ở các nước tư bản chủ nghĩa và xả hội chủ nghĩa.
Ớ nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, môn khoa học này củng ngày càng được trú trọng. Trong vòng vài ba thập kỉ nay, ở nhiều Viện nghiên cứu và Trường đại học kinh tế đã thành lập các bộ môn chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn học này; các ấn phẩm về lịch sử kinh tế cũng xuất hiện ở nước ta ngày càng nhiều.
Vị trí của môn học.
Môn lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của sinh viên và cán bộ kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến thức kinh tế chung tổng hợp, tạo nên cái “nền” để sinh viên đi vào tiếp thu kiến thức chuyên ngành được tốt hơn. Nêu thiếu kiến thức lịch sử kinh tê thì sinh viên sẽ có “lỗ hổng” về lí luận kinh tế và có thể bị vấp váp, sai lầm trong hoạt động thực tiền về kinh tế.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia