This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: gần 3 triệu người chết và bị thương; các công cụ máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu biển bị tàn phá. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 61,3 tỉ yên. Con số này ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề 131 triệu người không có việc làm.

Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Chủ nghĩa tư bản Nhật đã được Mĩ vực dậy nhằm biến Nhật Bản thành đồng minh đắc lực trong chính sách bành trướng xâm lược của Mì ở châu Á – Thái Binh Dương. Năm 1951 Nhật kí với Mĩ hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ và năm 1953, Hiệp ước -thương mại và đầu tư.

     Ngay trong những năm đầu sau chiến tranh, dưới thời kiểm cua quân đội Mĩ, ba cải cách lớn được thực hiện:

-   Giải thế các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một vài công ti lớn đối với nền kinh tế Nhật. Biện pháp này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp, và thúc đẩy cơ chế thị trường ở Nhật.

-  Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được quyển giữ lại một phần ruộng đất nhất định. Số còn lại, Nhà nước mua lại và chuyển nhượng cho những người nông dân không có ruộng đất.

-      Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân.

      Những biện pháp này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở giai đoạn sau. Năm 1948, kê hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1948-1952) được thảo ra nhằm mục tiêu là khôi phục sản xuất bằng mức chiến tranh. Nhìn chung đến năm 1951, với sự giúp đỡ của Mĩ, nền kinh tế Nhật đã được khôi phục.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Quyền tự do của các thị trường lao động

       Tất nhiên, điều này càng đặc biệt là như vậy khi quyền tự do của các thị trường lao động bị luật pháp, các qui định hoặc công ước phủ nhận. Mặc dù trước khi có nội chiến những người nô lệ da đen tại miền nam Hoa Kỳ có thể có thu nhập bằng tiền ngang với (và thậm chí nhiều hơn) những người lao động hưởng lương ở nơi khác, và thậm chí có thể sống lâu hơn các công nhân thành thị ở miền Bắc, song bản thân chế độ nô lệ vẫn là một sự tước đoạt cơ bản (bất kể nó đã tạo ra được thu nhập hay sự hữu ích như thế nào). Mất quyền tự do qua việc không được lựa chọn công việc làm và qua hình thức làm việc tàn bạo tự có thể là một sự bị tước đoạt lớn.

Quyền tự do của các thị trường lao động

        Sự phát triển thị trường tự do nói chung và tự do tìm kiếm việc làm nói riêng là một thực tế cần được đánh giá cao trong các công trình nghiên cứu về lịch sử. Ngay Karl Marx, nhà phê phán vĩ đại chủ nghĩa tư bản, cũng coi sự xuất hiện của quyền tự do tìm kiếm việc làm là một tiến bộ rất quan trọng. Nhưng vấn để này không chỉ liên quan đến lịch sử mà còn liên quan đến cả hiện tại, bởi vì ngay bây giờ quyền tự do này có tính cực kỳ quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Tôi xin phép minh hoạ lập luận này bằng bốn thí dụ khác nhau.

         Có thể tìm thấy nhiều hình thức lao động nô dịch tại nhiều nước chậu Á và chậu Phi tiếp tục gặp phải tình trạng bị bác bỏ quyền tự do tìm kiếm việc làm ăn lương tại những nơi cách xa chỗ ờ của các ông bà chủ truyền thống của mình. Khi báo chí Ấn Độ đưa tin rằng các địa chủ thuộc đẳng cấp trên tại một trong những vùng lạc hậu nhất của Ấn Độ (tức là bang Bihar) đang khủng bố- thông qua việc giết hại và hãm hiếp có chọn lựa- gia đình những người lao động bị “ràng buộc” vào đất của họ, thì tất nhiên đây là một vấn đề tội ác và do đó những sự kiện đó được sự quan tâm của các phương tiện thông tin (và cuối cùng đó cũng là lý do khiến những điều đó có thể sẽ phải thay đổi ngay trong các cộng đồng khủng khiếp này). Nhưng tình hình kinh tế cơ bản đằng sau các hành vi tội ác đó là một cuộc đấu tranh glành quyền tự do tìm kiếm việc làm và quyền sở hữu những đất đai ở đó những người lao động “bị ràng buộc” và phải lao động cưỡng bức; sau ngày độc lập, người ta đã thông qua một số đạo luật chống lại điều đó, nhưng các đạo luật đó chỉ mới được thực hiện một phần, do đó tình trạng ấy vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Ở Ân Độ, tình hình này được nghiên cứu nhiều hơn ở các nơi, nhưng cũng có đủ bằng chứng cho thấy rằng một số nước khác cũng có các vấn đề tương tự.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia

Vì sao cần có thị trường?

      Mặc dù, giờ đây những cái hay của cơ chế thị trường đã được thừa nhận rộng rãi, song những lý do vì sao cần có thị trường lại thường không được hiểu một cách đầy đủ. Vấn đề này đã được thảo luận trong phần lời dẫn và chương đầu tiên của cuốn sách này. Nhưng tôi cần phải trở lại vấn đề này một chút trong khi xem xét các khía cạnh thể chế của sự phát triển. Trong các cuộc thảo luận gần đây, khi đánh giá cơ chế thị trường người ta có xu hướng tập trung vào những kết quả cuối cùng cơ chế đó tạo ra, chẳng hạn như thu nhập hoặc tính hữu ích.

Vì sao cần có thị trường?

       Đó không phải là một vấn đề không đáng kể, và tôi sẽ đè cập đến ngay bây giờ. Nhưng điều sát sườn hơn về quyền tự do giao dịch trên thị trường là tầm quan trọng cơ bản của bản thân quyền tự do ấy. Chúng ta có những lý do chính đáng để mua và bán, để trao đổi và tìm kiếm những cuộc sống có thể phát đạt, thịnh vượng trên cơ sờ của giao dịch. Nói chung, bản thân việc phủ nhận quyền tự do ấy là một khiếm khuyết lớn của một xã hôi. Sự thừa nhận cơ bản đó là điều phải có trước bất cứ định lý nào mà chúng ta có thể hoặc không thể chứng minh cho thấy các kết quả cuối cùng của thị trường là gì về mặt thu nhập, tính hữu dụng v.v.

        Nhiều khi vai trò phổ biến của giao dịch trong đời sống hiện đại bị bỏ qua chính là vì chúng ta coi đó là chuyện dĩ nhiên. Ở đây, có sự giống nhau với vai trò ít được thừa nhận- và nhiều khi không được chú ý- của một số quy tắc hành vi (chẳng hạn như đạo đức kinh doanh cơ bản) trong các nền kinh tế tư bản đã phát triển (chỉ tập trung chú ý vào các sai lầm khi chúng xảy ra). Nhưng khi các giá trị ấy chưa phát triển thì việc có mặt hay chưa cổ mặt của chúng có thể là một điều rất quan trọng. Như vậy, trong phân tích về sự phát triển, vai trò của các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh sơ đẳng đang tồn tại trong bóng tối cần phải được thừa nhận một cách rõ ràng. Tương tự như vây, bản thân việc không có quyền tự do giao dịch có thể là một vấn đề lớn trong nhiều bối cảnh.


Quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản

       Khác với nhiều nước châu Âu và Mĩ, nhà nước Nhật đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp, nhất là ở thời kì đầu. Nhà nước Nhật là người đã đấu tư vốn nhiều nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng vàcác ngành công nghiệp chủ yếu. Từ năm 1895 đến 1910, vốn của nhà nước chiếm 60- 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng cư hàn. Hàng loạt các xí nghiệp luyện thép, sợi, dệt… được nhànước đầu tư xây dựng theo tổ chức, kĩ thuật hiện đại của phương Tây. Năm 1881, Công ty hỏa xa quốc gia, năm 1896 Ngân hàng quốc gia v.v… được thành lập.

Quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản

       Ngoài ra, Nhà nước Nhật có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chế độ bảo hộ thuế quan, trợ cấp cho những mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nhà nước đứng ra tổ chức các cơ sở thương nghiệp nhỏ thành các công ti cổ phần, khuyến khích, trợ cấp, thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Một số công ti cổ phần như Mitsui, Mìtsubisi đã nhanh chóng trở thành những công ti lớn dưới sự bảo trợ của nhà nước.

        Nhà nước Nhật đặc biệt chú ý khuyến khích nhập nguyên liệu và kĩ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí v.v…Ngoài ra, Nhà nước Nhật còn thực hiện rộng rái chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư. Chính sách này được áp dụng chủ yếu vào giai đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp, có tác dụng kích thích công nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng.

        Cách mạng công nghiệp Nhật tuy cũng được khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ, nhưng các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đả xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh. Ngay từ năm 1870, Nhà nước Nhật đã xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai thành phố Tôkiô – Yôkôhama. Trong công nghiệp, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. Các ngành công nghiệp như khai thác than, luyện kim, đóng tàu, cơ khí xuất hiện sớm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản

Phân tích chính sách công

       Những so sánh giữa các cá nhân về thu nhập thực tế không cung cấp cho chúng ta cơ sở để so sánh giữa các cá nhân về sự hữu ích (mặc dù sự lỗ hổng đó nhiều khi bị bỏ qua trong kinh tế học phúc lợi ứng dụng thông qua việc áp đặt những giả định hoàn toàn độc đoán). Để đi từ so sánh các phương tiện dưới hình thức các chênh lệch về thu nhập đến một điều gì đó có thể đươc coi là bản thân có giá trị (chẳng hạn như niềm hạnh phúc hay sự tự do), chúng ta cần phải chú ý đến những thay đổi về hoàn cảnh có tác động đến tỷ lệ chuyển đổi. Giả định cho rằng cách tiếp cận về so sánh thu nhập là một cách “thực tế” hơn để tìm ra các sự khác nhau về lợi thế giữa người này và người khác là điều khó có thể đứng vững.

Phân tích chính sách công

         Hơn nữa, như tôi đã nêu, nhu cầu thảo luận việc đánh giá các năng lực theo ưu tiên công cộng là một tài sản quý, buộc chúng ta phải làm rõ những sự đánh giá giá trị là gì trong một lĩnh vực mà các phán xét về giá trị không thể và không nên tránh né. Thực vậy, sự tham gia của công chúng vào các cuộc thảo luận về đánh giá này tường minh hay mặc nhiên là bộ phận quan trọng của việc thực thi dân chủ và lựa chọn xã hội có trách nhiệm. Trong các vấn đề phán xét công cộng, không thể nào thực sự tránh né được nhu cầu đánh giá qua thảo luận công cộng.

        Việc đánh giá công công không thể được thay thế bằng một giả định khôn ngoan nào đó. Có một số giả định có vẻ hiệu quả và được vận hành một cách trôi chảy bằng cách cố tình che đậy và làm tối đi sự lựa chọn các giá trị và trọng lượng. Thí dụ, người ta giả định thường là mạc nhiên rằng hai người giống nhau về hàm số nhu cầu thì phải có mối quan hệ giống nhau giữa các gói hàng và niềm hạnh phúc (bất kể là một trong hai người bị ốm, còn người kia thì không ốm, một người tàn tật còn người kia thì bình thường v.v…). Giả định đó về cơ bản là một cách tránh né yêu cầu phải xem xét nhiều ảnh hưởng quan trọng đối với niềm hạnh phúc. Chúng ta càng thấy rõ sự tránh né đó, như tôi đã cố gắng minh hoạ, khi bổ sung thêm vào các dữ liệu vé thu nhập và hàng hoá các loại thông tin khác (bao gồm các vấn đề hết sức quan trọng .quyết định đến sự sống chết của con người).

        Như vậy, vấn đề thảo luận công cộng và sự tham gia của xã hội có vị trí trung tâm đối với việc xây dựng chính sách trong một khung khổ dân chủ. Việc sử dụng các quyền dân chủ kể cả quyền tự do chính trị và các quyền dân sự là một bộ phận rất quan trọng của bản thân việc xây dựng chính sách, ngoài những vai trò khác mà nó có thể có. Trong cách tiếp cận hướng về quyền tự do, các quyền tự do tham gia nhất thiết phải có vị trí trung tâm đối với việc phân tích chính sách công.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa

Thị trường, nhà nước và cơ hội xã hội

         Trong cuốn sách “Khoa học và văn hoá”, T. H. Huxley đã nói: “Số phận thông thường của các chân lý mới là lúc đầu bị coi là dị giáo và cuối cùng lại trở thành mê tín”. Một cái gì đó rất giống như thế dường như đã xảy ra đối với chân lý về tầm quan trọng của thị trường trong đời sống kinh tế. Cách đây không lâu, đã có lúc tất cả các nhà kinh tế học trẻ tuổi đều “biết” các hệ thống thị trường có những hạn chế nghiêm trọng về những khía cạnh nào: tất cả các sách giáo khoa đều nêu ra một danh sách tương tự các “nhược điểm” ấy.

Thị trường, nhà nước và cơ hội xã hội

          Sự bài xích mang tính trí tuệ cơ chế thị trường thường dẫn đến những đề nghị có tính cấp tiến về các phương pháp hoàn toàn khác để tổ chức thế giới (đôi khi bao gồm một bộ máy quan liêu hùng mạnh và những gánh nặng tài chính không thể tưởng tượng nổi) mà không hề xem xét nghiêm chỉnh khả năng các giải pháp thay thế được đề nghị, đó có thể gây ra những thất bại thậm chí lớn hơn so với thất bại mà thị trường được dự kiến sẽ sinh ra. Và nhiều khi người ta không mấy quan tâm đến các vấn đề mới và các vấn đề phát sinh mà các giải pháp khác có thể tạo ra.

          Trong mấy thập niên vừa qua, không khí trí tuệ đã thay đổi một cách đầy,kịch tính, và tình thế đã đảo ngược lại. Hiện nay người ta phổ biến coi những cái hay của cơ chế thị trường là có tính bao trùm đến mức mà những hạn chế của nó dường như là không quan trọng. Trong không khí hiện nay, nếu vạch những “khuyết điểm” của cơ chế thị trường thì đều có vẻ như là cổ hủ và đi ngược lại văn hoá đương đại (giống như quay một đĩa hát loại 78 vòng/phút để nghe nhạc của những năm 1920). Một loạt thiên kiến này đã nhường chỗ cho một loạtđịnh kiến kháctrái ngược lại. Những niềm tin chưa được xem xét kỹ của ngày hôm qua đã trở thành dị giáo của ngày hôm nay và các đi giáo của ngày hôm qua bây giờ lại trở thành những sự mê tín mới.

           Chưa bao giờ nhu cầu xem xét một cách có phê phán những định kiến và thái độ chính trị kinh tế tiêu chuẩn lại mạnh mẽ như bây giờ. Những thiên kiến của ngày hôm nay (tán thành cơ chế thị trường thuần tuỷ) chắc chắn là cần được xem xét kỹ và, theo tôi, cần được bác bỏ một phần. Nhưng chúng ta cũng cần phải né tránh việc phục hồi lại những sự điên rồ của ngày hôm qua đã từ chối không nhìn thấy nhũng cái hay của thị trường và thậm chí nhu cầu tất yếu của thị trường. Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng và quyết định xem những phần nào là hợp lý trong các cách nhìn đó. Đức Phật Thích ca, người đồng hương danh tiếng của tôi, có thể đã quá thiên về coi “con đường trung dung” là chân lý phổ biến (mặc dù ông chưa có dịp để thảo luận về cơ chế thị trường), nhưng chúng ta có thể học tập được một cái, gì đó tờ các diễn văn của ông cách đây 2.500 năm đã khuyên không nên cực đoan.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Tình trạng bất bình đẳng trong việc hưởng thụ sự sung túc về kinh tế

     Chúng ta cần có thêm nhiều thông tin hơn là thường có về sự phân chia và sử dụng các nguồn lực trong nội bộ gia đình để có được một ý niệm rõ ràng hơn về tình trạng bất bình đẳng trong việc hưởng thụ sự sung túc về kinh tế. Tuy nhiên, những số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong và tình trạng bị tước đoạt khác (thí dụ, kém dinh dưỡng hay mù chữ) có thể trực tiếp phô bày một bức tranh về bất bình đẳng và nghèo khổ trên một số khía cạnh quan trọng.

Tình trạng bất bình đẳng trong việc hưởng thụ kinh tế

      Thông tin này cũng có (hể được dùng để liên hệ mức độ bị tước đoạt và mất mát tương đối của phụ nữ với những bất bình đẳng hiện có về cơ hôi (trong việc kiếm thu nhập ở bên ngoài giả định, trong việc được đi học…). Do vậy, cả các vấn đề mang tính mô tả và các vấn đề chính sách đều có thể được xử lý bằng cách nhìn rộng rãi hơn về bất bình đẳng và nghèo khổ xét theo sự bị tước đoạt năng lực.

      Dù thu nhập có vai trò quan trọng đối với các lợi thế của những người khác nhau, mối quan hệ giữa một bên là thu nhập (và các nguồn lực khác) và bên kia là những thành tựu và tự do cá nhân không hề có tính bất biến, hoặc có tính tự động và không thể cưỡng lại được theo bất cứ nghĩa nào. Có nhiều loại bất định khác nhau dẫn đến những sự khác nhau có hệ thống trong việc “chuyển đổi” thu nhập thành những sự thực thi chức năng riêng biệt mà chúng ta có thể đạt được và điều đó tác động đến lối sống mà chúng ta có thể ưa thích.

       Trong chương này, tôi đã cố gắng minh hoạ các cách thức khác nhau trong đó có thể có những thay đổi có hệ thống trong mối quan hệ giữa thu nhập kiếm được và các quyền tự do thiết yếu (dưới dạng năng lực để có những cuộc đời mà con người có lý do để trân trọng). Vai trò của những sự không đồng bộ cá nhân, môi trường đa dạng, những khác biệt về khí hậu xã hội, cách nhìn về quan hệ và sự phân phối trong nội bộ gia đình cần phải được chú ý nghiêm túc xứng đáng trong việc xây dựng chính sách công.

       Đôi khi có lập luận cho rằng thu nhập là một tính chất quan trọng thuần nhất, còn năng lực lại có tính đa dạng. Sự tương phản gay gắt này không hoàn toàn đúng theo nghĩa là bất cứ sự đánh giá thu nhập nào cũng che giấu những đa dạng nội bộ bằng một số giả định đặc biệt và khác thường.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia

Sự phân biệt giữa bất bình đẳng thu nhập – với bất bình đẳng về kinh tế

       Trong một chừng mực nào đó các tài liệu triết học cũng có sự mặc nhiên đánh đồng. Thí dụ, trong một nghiên cứu lý thú và quan trọng của mình, “Bình đẳng, một lý tưởng đạo đức”, HarryFrankfurt, nhà triết học ưu việt, đã phê phán mạnh mẽ và có lý giải chặt chẽ cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa bình quân về kinh tế”, và định nghĩa đó là “một học thuyết chủ trương không nên có bất bình đẳng trong phân phối tiền bạc”.

Sự phân biệt giữa bất bình đẳng thu nhập

        Tuy nhiên, sự phân biệt giữa bất bình đẳng thu nhập-với bất bình đẳng về kinh tế là quan trọng. Nhiều sự phê phán chủ nghĩa bình quân về kinh tế trên tư cách là một giá trị hoặc một mục tiêu lại được áp dụng một cách dễ dàng cho khái niệm hạn hẹp về bất bình đẳng thu nhập hơn là đối với quan niệm rộng hơn về bất bình đẳng kinh tế. Thí dụ, việc cung cấp nhiều thu nhập hơn cho một người có nhiều nhu cầu hơn- thí dụ bị tàn phế- có thể bị coi là đi ngược với nguyên tắc bình đẳng về thu nhập nhưng điều đó không đi ngược lại với khái niệm rông hơn vê bình đẳng kinh tế, bởi vì khi phán xét các yêu cầu về sự bình đẳng kinh tế thì cần tính đến tình trạng tàn tật có nhu cầu lớn hơn về nguồn lực kinh tế.

        Xét về mặt thực tế, quan hệ giữa bất bình đẳng về thu nhập với bất bình đẳng về các mặt liên quan khác có thể khá xa, ngẫu nhiên hoặc tuỳ thuộc vào các yếu tố khác, vì những ảnh hưởng kinh tế khác ngoài thu nhập đã tác động đến các bất bình đẳng về lợi thế cá nhân và các quyền tự do thiết yếu. Thí dụ, về tỷ lệ tử vong của người Mỹ da đen cao hơn người Trung Quốc hoặc người Ấn Độ ở Kerala nghèo hơn rất nhiều, chúng ta thấy có ảnh hưởng của những yếu tố đi ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập và điều đó liên quan đến các vấn đề chính sách công bao gồm các yếu tố kinh tế quan trọng như sự tài trợ về chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm, giáo dục, tình hình an ninh ở địa phương v.v.

        Trên thực tế, những khác biệt về tỷ lệ tử vong có thể là một chỉ dẫn về tình trạng bất công rất sâu sắc đang chia rẽ các chủng tộc, giai cấp và giới tính, như đã thể hiện ở nhiều minh hoạ khác nhau trong chương này. Thí dụ, các ước tính về số “phụ nữ mất tích” cho thấy mức độ đáng chú ý của tình hình thiệt thòi của giới nữ tại nhiều nơi trên thế giới đương đại theo một cách mà các số liệu thống kê khác không thể phản ánh một cách đầy đủ. Thêm nữa, vì thu nhập do các thành viên của gia đình kiếm được lại được chia sẻ cho các thành viên khác của gia đình cho nên chúng ta không thể phân tích sự bất bình đẳng đối với nữ giới chủ yếu bằng cách dựa vào chênh lệch về thu nhập.


Kinh tế học và chủ đề bất bình đẳng

        Đôi khi các nhà kinh tế học bị phê phán là đã tập trung quá nhiều vào tính hiệu quả và tập trung quá ít vào sự công bằng. Lời phê bình đócó một số cơ sở, nhưng cũng cần phải ghi nhận rằng bất bình đẳng đã nhận được sự chú ý trong suốt lịch sử của môn nghiên cứu này. Adam Smith, người nhiều khi được coi là “Cha đẻ của kinh tế học hiện đại” đã quan tâm sâu sắc đến khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Kinh tế học và chủ đề bất bình đẳng

        Một số các nhà khoa học xã hỡỉ và triết học có trách nhiệm trong việc làm cho bất bình đẳng trở thành đề tài trung tâm thu hút sự quan tâm của công chúng (như Karl Marx, John Stuart Mill, B. s. Rovvntree và Hugh Dalton, xin nêu các tác giả thuộc những truyền thống chung rất khác nhau), xét đến sự tham gia quan trọng, đều là những nhà kinh tế học tận tuỵ, cho dù họ có thể còn có những hoạt động. khác. Trong những năm gần đây, kinh tế học về bất bình đẳng trên tư cách là mộtchủ đề đã phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo chủ yếu của các tác giả như A. B. Atkinson. Không phủ nhận rằng việc tập trung chú ý vào hiệu quả đến mức không tính gì đến các mối quan tầm khác đã thể hiện rõ ràng trong một số tác phẩm kinh tế học nhưng không thể tố cáo các nhà kinh tế học trên tư cách là một tập thể đã sao nhãng chủ đề bất bình đẳng.

        Nếu có một lý do nào đó để than phiền thì đó là phần lớn kinh tế học đã chỉ coi trọng một lĩnh vực hạn hẹp của bất bình đằng, tức là bất bình đẳng về thu nhập. Tính hạn hẹp này đã có tác dụng góp phần vào việc sao nhãng những cách thức khác trong việc xem xét bất bình đẳng và thiếu công bằng, và điều này có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chính sách kinh tế.

         Thực vậy, các cuộc thảo luận về chính sách đã bị bóp méo do quá nhấn mạnh vào sự nghèo nàn về thu nhập và bất bình đẳng về thu nhập, rồi sao nhãng sự bị tước đoạt qua các biến số khác như thất nghiệp, ốm đau, thiếu học vấn và bị xã hội ruồng bỏ. Điều không may là việc đánh đồng bất bình đẳng kinh tế với bất bình đẳng về thu nhập là điều khá phổ biến trong kinh tế học, và hai điều này nhiều khi được coi là đồng nghĩa. Nếu bạn nói với một ai đó rằng bạn đang nghiên cứu về bất bình đẳng kinh tế thì người ta phổ biến cho rằng bạn đang nghiên cứu về sự phân phối thu nhập.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản

Giải thích về tỷ lệ tử vong ở Ấn Độ

         Vì sao tỷ lệ tử vong chung của phụ nữ lại cao hơn tỷ lệ tử vong của nam giới ở các nước nói trên? Hãy xem xét Ẩn Đô, nơi tỷ lệ tử vong của nữ theo độ tuổi liên tục cao hơn so với tỷ lệ tử vong cho tới cuối những năm 1930. Tỷ lệ tử vong rất cao ở tuổi sinh đẻ một phần là do kết quả của tình trạng tử vong của nữ khi sinh con (tử vong khi sinh hoặc ngay sau khi sinh) nhưng rõ ràng không thể dụng nhận định đó để giải thích những thiệt thòi của nữ về sinh tồn trong độ tuổi hài nhi và ấu thơ.

Giải thích về tỷ lệ tử vong ở Ấn Độ

       Thỉnh thoảng có những chuyện đau lòng về nạn giết trẻ em gái ở Ấn Độ, nhưng dù có thì hiện tượng đó cũng không thể giải thích mức độ tử vong cao của phụ nữ, và sự phân bổ tử vong theo lứa tuổi. Dường như nguyên nhân chính là sự thiếu quan tâm đối với sức khoẻ và dinh dưỡng của phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi ấu thơ, nhưng không chỉ trong độ tuổi đó. Thực vậy, có khá nhiều bằng chứng trực tiếp cho thấy trẻ em gái bị sao nhãng về chăm sóc sức khoẻ, điều trị ở bệnh viện, và thậm chí cả về ăn uống.

       Mặc dù trường hợp Ấn Độ đã được nghiên cứu sâu rộng hơn so với các nước khác (ở Ấn Độ có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này hơn bất cứ nước nào khác), có thể tìm thấy các bằng chứng tương tự về tình trạng sao nhãng đối với sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em gái ở các nước khác. Thậm chí còn có một số bằng chứng cho thấy ở Trung Quốc sự sao nhãng đó có thể đã tăng mạnh trong những năm gần đây, nhất là từ khi áp dụng những hạn chế bắt buộc về sinh đẻ (chẳng hạn như áp dụng chính sách gia đình một con tại một số nơi ở Trung Quốc) cùng với các cải cách khác năm 1979.

        Cũng có một số dấu hiệu mới đáng lo ngại ở Trung Quốc, chẳng hạn như có tin tỷ lệ sinh các bé trai đã tăng rất nhanh so với các bé gái- rất khác biệt với các nơi khác trên thế giới. Điều đó có thể cho thấy có việc “giấu diếm” các em bé gái mới sinh (để tránh các biện pháp hà khắc có liên quan đến việc hạn chế sinh đẻ cưỡng bức) và cũng có thể phản ánh- và điều này không phải là vô lý- tỷ lệ tử vong cao của các em bé gái, cho dù là cố tình hay là không (không báo cáo những trường hợp mới sinh và mói chết). Tuy nhiên, gần đây phần lớn tình trạng cấu tạo gia đình không nặng về phụ nữ hình như là đo phá thai có chọn lựa theo giới tính, một điều đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc cùng với sự tiến bộ về công nghệ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa

Những phụ nữ mất tích trên thế giới

        Tỷ lệ phụ nữ thấp hơn nam giới tại các nước châu Á và Bắc Phi thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. Có thể tính toán được một cách dễ dàng rằng nếu các nước châu Á và Bắc Phi nói trên có tỷ lệ phụ nữ- nam giới giống như ở chậu Âu và Mỹ thì họ sẽ có thêm nhiều triệu phụ nữ nữa (số lượng nam giới vẫn giữ nguyên). Nếu tính theo tỷ lệ ở châu Âu và Mỹ thì chỉ riêng ở Trung Quốc số lượng “phụ nữ bị mất tích” lên tới lên 50 triệu người, và số lượng “phụ nữ bị mất tích” ở các nước châu Á và Bắc Phi nói trên là trên 100 triệu người.

Những phụ nữ mất tích trên thế giới

       Tuy vậy, việc sử dụng tỷ lệ của châu Âu hay Mỹ để tính toán có thể là không thích hợp, không chỉ do những đặc điểm đặc biệt như tình trạng tử vong của nam giới trong chiến tranh. Bởi vì ờ châu Âu và Mỹ tỷ lệ tử vong của phụ nữ thấp, cho nên tỷ lệ giữa nữ và nam đã dần dần tăng lên theo tuổi tác. Có thể dự kiến một tỷ lệ giữa nữ và nam thấp hơn ở châu Á hay Bắc Phi một phần do tuổi thọ thấp và tỷ lệ sinh đẻ cao hơn. Có một cách xử lý vấn đề này là không lấy tỷ lệ phụ nữ – nam giới của châu Âu và Mỹ làm cơ sở so sánh mà nên lấy tỷ lệ của vùng cận Sahara thuộc châu Phi, nơi mà phụ nữ ít thiệt thòi về tỷ lệ tử vong tương đối nhưng tuổi thọ lại không cao hơn và tỷ lệ sinh đẻ lại không thấp hơn (thật là trái ngược). Bằng cách lấy tỷ lệ phụ nữ- nam giới của vùng cận Sahara của châu Phi là 1,022 làm cơ sở so sánh (mà tôi đã dùng trong các nghiên cứu trước và trong các nghiên cứu chung với Jean Drèze) thì sẽ ước tính được 44 triệu phụ nữ bị mất tích ở Trung Quốc, 37 triệu ở Ấn Độ, và tồng số là trên 100 triệu ở tất cả các nước châu Á và Bắc Phi đã nêu ở trên.

       Một cách nữa để xử lý vấn đề này là dựa vào tuổi thọ thực tế và tỷ lệ sinh đẻ thực tế trong các nước đó để tính số lượng phụ nữ được dự kiến sẽ có nếu phụ nữ không có những thiệt thòi về sự tồn vong. Việc tính toán trực tiếp điều đó không phải là dễ nhưng Ansley Coale đã có được những ước tính sáng tỏ bằng cách sử dụng các bảng mô hình dân số dựa trên kinh nghiêm lịch sử của các nước “phương Tây”. Với cách tính đó, Ansley Coale đã đưa ra con số 29 triệu “phụ nữ bị mất tích” ở Trung Quốc, 23 triệu ở Ấn Độ và tổng số khoảng 60 triệu ở tất cả các nước nói trên. Tuy đó là những con số thấp hơn, song chúng vẫn rất lớn. Những ước tính gần đây, chẳng hạn như ước tính của Stephan Klasen, dựa trên các dữ liệu lịch sử được quan sát tỉ mỉ hơn có xu hướng cung cấp nhũng con số lớn hơn về tình trạng phụ nữ bị mất tích (khoảng 90 triệu).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Sự bất bình đẳng về giới tính trên toàn cầu

      Bây giờ tôi chuyển sang một khía cạnh đặc biệt của sự bất bình đẳng nói chung gần đây đã được chú ý nhiều; phần này dựa vào một bài viết của tôi có tiêu đề “Những phụ nữ bị mất tích đăng trên Tạp chí Y học của Anh (British Medical Joumal) năm 1992. Bài viết này bàn về một hiện tượng khủng khiếp là tình trạng tử vong quá cao và tỷ lệ sống sót thấp hơn một cách nhân tạo của phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một phương diện thô thiển và rất dễ thấy của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, nhưng lại thường được thể hiện dưới những hình thức tinh vi và ít kinh tởm hơn. Nhưng cho dù có sự thô thiển ấy, tỷ lệ tử vong của nữ giới cao hơn một cách nhân tạo phản ánh một sự bị tước đoạt rất quan trọng về năng lực của nữ giới.

Sự bất bình đẳng về giới tính trên toàn cầu

      Nói chung, ở châu Âu và Bắc Mỹ, nữ giới thường đông hơn nam giới một cách đáng kể. Thí dụ, ở Anh, Pháp và Mỹ, tỷ lệ nữ vượt nam 1,05%. Tmh hình lại khác tại nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt ở châu Á, Bắc Phi, nơi mà tỷ lệ của phụ nữ thấp hơn nam giới là 0,95% (ở Ai Cập), 0,94% (ở Bănglađét, Trung Quốc, Tây Á), 0,93% (ở Ấn Đô) và 0,9% (Pakixtan). Ý nghĩa củâ sự chênh lệch đó đáng được lưu ý trong khi phân tích sự bất bình đẳng về giới trên thế giới. 

      Trên thực tế, ở khắp mọi nơi người ta đều sinh con trai nhiều hơn con gái (nhiều hơn khoảng 5%). Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ “mạnh mẽ” hơn nam giới và nếu được chăm sóc ngang với nam giới thì họ có khả năng sống lâu hơn nam giới. (Thực thế, bào thai nữ có tỷ lệ sống sót cao hơn bào thai nam, và có nhiều bào thai nam hơn là số con trai được sinh ra). Ở phương Tây, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới chính vì tỷ lệ tử vong của nữ thấp hơn. Điều này còn có những lý do khác nữa. Đó là tác động của việc nam giới bị chết trong các cuộc chiến tranh trước đây. Nhìn chung, nam giới hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ và chết vì bạo lực cũng nhiều hơn. Nhưng nếu gạt bỏ các lý do khác kia, thì điều có vẻ rõ ràng là phụ nữ có xu hướng đông hơn nam giới nếu được chăm sóc ngang nhau.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia

Mỹ phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng tăng với tốc độ khá nhanh chóng. Đó chính là kết quả của công cuộc khẩn thực trên quy mô rộng lớn. Năm 1860, sản lượng bông tiêu dùng trong nước chỉ hết khoảng 1/5, còn 4/5 để xuất cảng. Mĩ đã trở thành nước cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt của Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác. Với thuốc lá, từ 1850 tới 1860, sản lượng đả tăng 2 lần, một nửa sô sản phẩm đã được xuất sang Anh, Đức. Riêng các bang ở miền Nam của Hợp chủng quốc Hoa Kì từ 1820-1850, sản lượng lúa gạo tăng lên 3 lần.

Mỹ phát triển sản xuất nông nghiệp

Sự phát triển của nông nghiệp nước Mĩ đã hình thành hai hệ thống đối lập nhau, đó là sự biểu hiện khác biệt giữa hai khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Ở phía Bắc, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo con đường trang trại tư bản chủ nghĩa; trong khi ấy ở phía Nam, chê độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp. Với các trang trại phía Bắc, trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kĩ thuật và sử dụng phô biên các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Năm 1855, ở Mĩ sử dụng tới 10.000 máy gặt Chính việc mở rộng quy mô sản xuất đã kích thích việc sử dụng máy móc.

Trong khi ấy ở phía Nam, năm 1860 có tới 384.000 chủ nô trong số này có 1.733 chủ nô đồn điền có 100 nô lệ trở lên. Chế độ nô lệ đồn điền là sự bóc lột man rợ với người lao động, cũng như sự vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ở các đồn điền nô lệ, bạo lực là yếu tố trực tiếp của sản xuất, cũng như mọi hình thức bóc lột. Nó được chủ nghĩa tư bản để ra và được giai cấp tư sản sử dụng. Do vậy, một nội dung mới tư bản chủ nghĩa đã được lồng vào trong những hình thức kinh tế đã lỗi thời. Trong sản xuất, các đồn điền phía Nam ít sử dụng máy móc, kĩ thuật; thay vào đó, nó khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động rất thấp. Như vậy chế độ kinh tế của các đồn điền nổi lên tinh hai mặt của nó, đó là sự công sinh phức tạp giữa chế độ nô lệ và chủ nghĩa tư bản.

Trong quá trình phát triển và tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp Bắc – Nam, một vấn đề có tính thời sự đặt ra là cả hai hệ -thông này cùng muôn vươn sang vùng đất phía Tây. Sự giành giật và tranh chấp này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc nội chiến ở Mĩ.


Mỹ phát triển và đẩy nhanh công nghiệp

Chính sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra những vấn đề bức bách trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhìn chung tốc độ xây dựng đường sá, cầu công cũng diễn ra khá nhanh chóng. Riêng đường sắt được xây dựng từ năm 1825, nhưng tới năm 1850 đã có độ dài 14.518km. Các kênh đào cũng được mở rộng, năm 1850 chiều dài của các kênh đào là 5950km.

Mỹ phát triển và đẩy nhanh công nghiệp

Nhìn vào cách mạng công nghiệp Mĩ, tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Năm 1850 giả trị sản lượng công nghiệp đã tăng lên 5 lần so với năm 1810. Trên đất nước Mĩ, nhiều trung tâm công nghiệp đã hình thành. Sản xuất công nghiệp của Mĩ đã vươn lên đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau Anh, Pháp, Đức. Cách mạng công nghiệp Mĩ được tiến hành trong điều kiện có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, có vị trí địa lí thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và cố nguồn vốn, sức lao động, kĩ thuật từ châu Âu chuyển sang. Đó là những lợi thế rất lớn của cách mạng công nghiệp Mĩ. Vào đầu thế kỉ XIX, riêng vốn của tư bản Anh chạy vào Bắc Mĩ chủ yếu được sử dụng vào việc xây dựng và mở mang đường sắt. Do vậy, khác với cách mạng công nghiệp của các quốc gia phương Tây khác, sự phát triển của cả mạng công nghiệp Mĩ đi từ công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang phát triển công nghiệp nặng. Cuộc cách mạng vì công nghiệp Mĩ diễn ra và cơ bản hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cách mạng công nghiệp Anh, Pháp.

Trong quá trình cách mạng công nghiệp, công nghiệp sớm tác động vào nông nghiệp. Do vậy, ngành chế tạo máy nông nghiệp ở Mĩ rất phát triển. Công nghiệp sớm gắn bó với nông nghiệp, là do nhu cầu nguyên liệu và lương thực phục vụ công nghiệp, do nhu cầu khai khẩn vùng đất phía Tây rộng lớn và ( màu mỡ. Chính sự phát triển của công nghiệp góp phần đẩy nhanh xuất khẩu ở Mĩ, từ năm 1800 tới năm 1850, giá trị xuất khẩu tăng từ 70 triệu đô la lên 144 triệu đô la. Nhưng thời gian tiếp theo từ 1850 tới 1860 giá trị xuất khẩu tăng từ 144 triệu đô la lên 333 triệu đô la.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản

Mỹ trở thành chủ nhân trên dải lục địa lớn

Sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời, nó tăng cường bành trướng lãnh thổ. Chính sự cách biệt địa lí giữa châu Âu và châu Mĩ đã giúp Mĩ dễ dàng trở thành chủ nhân trên dải lục địa rộng lớn. Nước Mĩ khi ấy bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trải qua các cuộc chiến tranh và buôn bán, những vùng đất Tếchdát, Origân, Ludiana v.v… của Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp v.v… đã roi vào tay Mĩ. Như vậy, lãnh thô Mĩ đã trải rộng từ Đại Tây Dương sang Thái Binh Dương. Mĩ đả trở thành một đế quốc thực dân hùng mạnh. Khi Hợp chủng quốc Hoa Ki thành lập thi diện tích của nó là 892.000 dặm vuông, nhưng sau thời ki bành trướng tới năm 1853 diện tích nước Mĩ lên tới 3.062.798 dặm vuông. Việc mở rộng đất đai đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế của Mĩ.

Mỹ trở thành chủ nhân trên dải lục địa lớn

Trong thời gian này dòng người từ châu Âu như Anh, Airơlen, Xcôtlen v.v… sang Mĩ ngày càng đóng. Tính tới trước nội chiến (1861-1865) con số lên tới 5 triệu người. Đãy là yêu tỏ quan trọng làm cho số lượng dân cư ở Mĩ tăng nhanh. Dòng người di thực đã tràn vào các vùng đất thực dân mới sáp nhập vào Mĩ như Ôhaiô, Viecgima v.v… Nói chung là quy mô khan thực hết hết sức to lớn. Chính quá trình khẩn thực đã dần tới sự san bằng về cấu trúc kinh tế giữa các thuộc địa và các bang chinh quốc. Đồng thời, do sự gần gũi về lãnh thổ Na sự phân công lao động theo hoàn cảnh địa hình đã làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế giữa Đông và Tây nước Mĩ.

Trong một thơi gian, vai thập ki (1790 1830) nha may S.Xlâycơ đã có số vôn khá lên, với 690.000 đô la. Nhìn chung, trong 10 năm cuối của thế kĩ XVIII, có nhiều nhà máy dệt đã được xây dựng với tốc độ khá nhanh chóng, trong thời gian 25 năm (1815-1840) sô lượng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần. Đồng thời vào đầu thế kỉ XIX, công nghiệp len dạ cũng được xúc tiến xây dựng: năm 1810 có 24 nhà máy. Từ năm 1830, người ta bắt đầu xây dựng những nhà máy quy mô lớn. Trong thời gian từ 1840- 1860, sô xí nghiệp được xây dựng tăng từ 1420 lên 1909. Giá trị sản phẩm thặng dư tăng từ 2,6 triệu đô la lên 68,8 triệu đô la.
Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự ra đời phát triển của những ngành công nghiệp nặng. Năm 1810 có 153 lò cao, sản lượng thép đạt 33.908 tấn. Tới năm 1869, sản lượng thép lên tới 68.000 tấn. Trong sự phát triển của công nghiệp nói chung, vấn đề năng lượng cũng được nhanh chóng giải quyết. Các mỏ than đã được tập trung khai thác, năm 1860, sản lượng đạt 14,3 triệu tấn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa

Sự thống trị của Anh ở Bắc Mỹ

Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Bắc Mĩ là kìm hãm xu hướng tiến bộ của lực lượng sản xuất, tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và thuộc địa Bắc Mĩ. Bên cạnh đó về phương diện xã hội, những cư dân từ nhiều nước châu Âu tới sinh cơ lập nghiệp ở Bắc Mĩ đều có nguyện vọng muốn thoát khỏi sự thống trị của Anh để hình thành quốc gia dân tộc độc lập. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phản ánh mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt giữa chế độ thực dân và Bắc Mĩ. Lịch sử chỉ nhận ra rằng Bắc Mĩ đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Đó là cuộc cách mạng có xu hướng phản phong, có tính chất nhân dân vó phương pháp đấu tranh và động lực, có tính chất tư sản có nội dung kinh tế đã chín muồi. Mục tiêu của nó là chống lai chế độ phong kiến mà thực dân Anh đã thiết lập, và chông nhưng biểu hiện khác của chủ nghĩa thực dân đang ngăn trở xu hướng phát triển của công thương nghiệp.

Sự thống trị của Anh ở Bắc Mỹ

Như một tất yếu lịch sử, vào tháng 4 năm 1775 cuộc chiến tranh giành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mĩ. Ngay 4-7-1776, (tai hội lục địa Bắc Mĩ đã họp và ra tuyên ngôn độc lập. Đây là mốc lịch sử ghi nhận Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời. Để giành quyền độc lập, Bắc Mĩ đã trải qua 8 năm chiến tranh (1775 1783) với thực dân Anh. Đến ngày 3-9-1783, Anh chính thức phải thừa nhận quyền độc lập của Bắc Mĩ.

Với thắng lợi của cuộc chiến tranh độc lập dân tộc, chế độ thực dân mà Anh thiết lập ở Bắc Mĩ đã bị thủ tiêu. Trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Châu Mĩ, một quốc gia đầu tiên kiểu tư sản ra đời. Lãnh thổ của Hợp chủng quốc Hoa Kì khi ấy là 2.309.000 km2 (892.000 dặm vuông). Lịch sử nước Mĩ bước sang thời kì mới. Sau khi giành được độc lập dân tộc, Bắc Mĩ đã thành lập một chế độ cộng hòa – một chế độ xã hội tương đối tiến bộ khi đó và có tác dụng mạnh mẽ tới sự phát triển cửa chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Hợp chủng quốc Hoa Kì đã ban hành những đạo luật nhằm thủ tiêu những hình, thức chiếm hữu ruộng đất phong kiến và các danh vị quý tộc. Chế độ lĩnh canh nộp tô bị bãi bỏ. Bên cạnh đó Hợp chủng quốc Hoa Kì còn đánh một đòn quyết định vào chế độ phong kiến với việc mở vùng đất phía tây tạo điều kiện cho hoạt động di thực, cũng với xây dựng các trang trại. Từ đó trong nông nghiệp, con đường phát triển tư bản chủ nghĩa của các trại chủ đá tự mở lấy đường đi.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Khái quát về kinh tế nước Mỹ

Nhìn vào diện mạo kinh tế của Bắc Mĩ dưới sự thông trị của Anh, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Ngay ở các vùng thuộc địa phía Bắc, công thương nghiệp có sự phát triển nhất định. Nhưng 90% dân số vẫn sống bằng nghề nông.

Khái quát về kinh tế nước Mỹ

Trong quá trình thống trị, Anh luôn kìm hãm Bắc Mĩ trong vòng ảnh hưởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị. về kinh tế, với công nghiệp Chính phủ Anh ban hành những đạo luật như cấm đưa vào Bắc Mĩ các loại máy móc, mẫu hàng sáng chế và thợ cả v.v… Trong sản xuất, Anh quy định những sản phẩm công nghiệp của Bắc Mĩ chỉ dừng lại ở bán thành phẩm, chứ không được sản xuất hàng thành phẩm. Chẳng hạn Bắc Mĩ chỉ được sản xuất gang, chứ không được sản xuất thép; chỉ được sản xuất đường thô, chứ không được sản xuất đường tinh v.v…

Với lĩnh vực thương mại, từ năm 1651-1761, Chính phủ Anh, đã ban hành 125 đạo luật quy định với Bắc Mĩ. Ở đó có những điều luật quy định hàng hóa của các nước châu Âu nhập vào Bắc Mĩ bị đánh thuê nặng, hàng hóa trao đổi giữa Bắc Mĩ và nước ngoài phải chuyên chở bằng tàu của Anh v.v… Như vậy rỏ rang Anh muôn nắm quyền thương mại ở Bắc Mĩ.
Về chính trị, Anh chia Bắc Mĩ thành 13 vùng tách biệt Chỉnh sách ‘’chia để trị” của thực dân Anh đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế nói chung ở Bắc Mĩ. Sau khi chia Bắc Mĩ thành 13 vùng thì Anh quy định giữa các vùng không được trao đổi buôn bán với nhau, mỗi vùng chỉ được trao đổi buôn bán trực tiếp với nước Anh.
Ngoài ra với thuộc địa Bắc Mĩ, nhà nước Anh còn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Như vậy, việc khôi phục và cũng cô” quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến của Anh ở Bắc Mĩ là cực kì phản động, trái với xu thế của lịch sử. Đặc biệt vào năm 1763, chính phủ Anh đá ra đạo luật quy định những đất đai từ dãy núi Anlêgăng trở vé phía tây đều thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng Anh. Đạo luật này đã gây ra làn sóng bất bình với đông đảo những người dán di thực. Vì họ từ châu Âu sang Bắc Mĩ với nguyện vọng la thiết lập cho mình những trang trại dựa trên cơ sở sở hữu cá nhân về ruộng đất.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia

Kinh tế nước Mỹ (phần 2)

Qua thực tế từ thế kỉ XVII, XVIII, lịch sử đã ghi nhận những cuộc chiến tranh ác liệt giữa Anh – Hà Lan, Anh – Tây Ban Nha, Anh – Pháp để giành giật những vùng đất thực dân và ưu thế cuối cùng đã thuộc về Anh. Sau khi gạt bỏ sự cạnh tranh của các quốc gia châu Âu, Anh đã trở thành chủ nhân ^ chính thức thông trị Bắc Mĩ. Đát thực dân của Anh ở Bắc Mì D khi ấy gồm 13 vùng, trải rộng từ ven biển Đại Tây Dương tới dãy Apalát. Vào cuối thế kỉ XVIII, cư dân ở đó khoảng 5 triệu người. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vào điều kiện kinh tế xã hội, thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ được chia thành ba loại hình khác nhau.

Kinh tế nước Mỹ (phần 2)

Các vùng thuộc địa ở miền Bắc còn gọi là nước Anh mới với điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng trọt nhưng nghề chăn nuôi và đánh cá khá phát triển. Người ta chuyên chở nhiều loại gia súc từ châu Âu sang nuôi tại đây. Do nhu cầu mở rộng khác thác và bóc lột, thực dân Anh có du nhập vào các vùng thuộc địa phía Bắc một sô ngành công nghiệp, như dệt, khai mỏ, luyện kim, v.v… Riêng về hoạt động thương nghiệp, việc buôn bán giữa các vùng thuộc địa Bắc với châu Phi,, cũng như châu Âu được tiến hành khá sớm. Những hàng trao đổi, buôn bán là đường mật, rượu, nô lệ, lông thú v.v… đã đem lại những nguồn lợi nhuận kếch xù góp phần tăng nhanh tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa cho giai cấp. Nhìn chung các vùng thuộc địa ở miền Bắc, chế độ chính trị xã hội tương đối dân chủ hơn so với các vùng thuộc ở miền Trung và Nam. Quyền lực thống trị (V đây chu yếu tập trung trong tay tư bản công thương nghiệp.

Các vùng thuộc địa ở miền Trung là nơi sinh sống của những người nông dân tự do và chủ các ấp trại. Ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Việc sử dụng ruộng đất trong canh tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tự do, hoặc chính phủ cấp cho dân cư sử dụng với mức thuế vừa phải.
Các vùng thuộc địa ở miền Nam đất đai màu mỡ, khí hậu ở đây nóng và ẩm rất thuận lợi cho hoạt động trồng trọt. Cơ sở kinh tế ở đây là những đồn điền quảng canh. Lực lượng lao động chủ yếu là những nô lệ da đen. Năm 1800, số nô lệ da đen làm việc trong các. đồn điền lên tói 90 vạn người. Các vùng thuộc địa ở phía Nam, công thương nghiệp phát triển yếu ớt. Do vậy lực lượng thống trị ở đây là các chủ đồn điền nô lệ.


Kinh tế nước Mỹ (phần 1)

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC MĨ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP NƯỚC (1776)
Nước Mĩ ra đời cách đây hơn 200 năm, kể từ năm 1776, khi đại hội lục địa Bắc Mĩ thông qua bản tuyên ngôn độc lập với việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì. Lịch sử nước Mĩ bắt đầu từ đó.

Kinh tế nước Mỹ (phần 1)

Nước Mĩ, cũng như châu Mĩ được tìm ra sau những phát kiến địa lí vĩ đại vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Châu Mĩ khi ấy là quê hương của người da đỏ, với dân số khoảng hơn 1 triệu người. Nhìn chung đời sống văn hóa, vật chất của người da đỏ trong tình trạng vô cùng thấp kém. Họ sống thành các bộ lạc, nguồn sông chủ yếu dựa vào hái lượm, sản bắt và trồng trọt.
Sau những phát kiến địa lí vĩ đại, người châu Âu lần lượt đặt chân lên châu Mĩ mà lịch sử gọi đó là công cuộc “khẩn thực”. Khi ấy quê hương của người da đỏ bị thôn tính, còn họ trở thành vật hi sinh cho các cuộc chém giết và cướp bóc. Trên dải lục địa châu Mĩ đã bắt đầu hình thành những vùng thuộc địa của bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Anh, Pháp v.v…
Riêng với vùng đất Bắc Mĩ, công cuộc khẩn thực của người châu Âu bắt đầu từ thế kỉ XVI. Chính Tây Ban Nha là người đường dọn đất cho công cuộc khẩn thực ở đây. Tiếp theo Tây Ban Nha là Hà Lan, Anh, Pháp v.v.,. đã xúc tiến công cuộc khẩn thực ở Bắc Mĩ. Nhìn chung vào thế kỉ XVII, XVIII thì hoạt động khẩn thực của người châu Âu được triển khai rộng rãi ở Bắc Mi, trong đó nói lên vai trò của ngươi Anh. Việc tiến hành khẩn thực của Anh khác với các quốc gia khác là dựa vào những tiền đồ vững chắc với kinh tế, quân sự. Bên cạnh đó cuộc cách mạng ruộng đất ở Anh vào cuối thế kỉ XVl cũng ảnh hương rất lớn tới công cuộc khẩn thực của Anh ở Bắc Mĩ. Ở nước Anh bấy giờ có tình trạng hàng loạt nông dân bị mất ruộng đất, họ muốn sang Bắc Mĩ sinh sống và nuôi hi ni vọng sẽ trở thành những chủ ruộng đất ở đó. Việc một số lượng đông đảo nông dân Anh tham gia vào hoạt động khấn thực đã góp phần đáng kể xây dựng chỗ đứng cho nước Anh ở Bắc Mĩ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 7)

Các tập đoàn tư bản trút gánh nặng của khủng hoảng lên đấu nhân dân lao động, làm cho thu nhập thực tế của họ bị giảm sút… Do đó các cuộc bãi công ở các nước tư bản nổ ra với quy mô lớn: năm 1975 có tới 49 triệu người ở các nước tư bản tham gia bãi công. Đồng thời mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng sáu sắc, hình thành 3 trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa (Mĩ, Tây Âu, Nhật bản). Các trung tâm này luôn luôn đấu tranh quyết liệt trên các lĩnh vực: thương mại, tài chính tiền tệ… như “chiến tranh về thép” giữa khôi thị trường chung châu Âu và Mĩ, “chiến tranh xe hơi” giữa Nhật và Tây Âu, “chiến tranh tiền tệ” giữa Mĩ và Nhật; “chiến tranh nông sản” giữa 3 trung tâm kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 7)

Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc có đặc điểm là không dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang như đã xảy ra trước kia. Các nước đế quốc buộc phải tìm phương sách làm dịu các mâu thuẫn này thông qua những cuộc gặp gỡ hàng năm từ năm 1975 trở lại đây để thỏa hiệp về các vấn đề kinh tế.

Trước những khó khăn mâu thuẫn trên đây, các nước tư bản chủ nghĩa đã cố gắng điều chỉnh nền kinh tế của mình cho thích nghi với những điều kiện mới. Ở những nước tư bản, nhất là Nhật bản, Mĩ và CHLB Đức đã triển khai quá trình cải tổ cơ cấu kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Tuy có những mâu thuẫn nảy sinh, nhưng cuộc cải tổ này đã đem lại những tiến bộ trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đưa lại cho nên kinh tế tư bản chủ nghĩa một cơ sở vật chất kĩ thuật mới vế chất so với cơ sở vật chất kĩ thuật đã được dựng lên trước đây (đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lình vực kì thuật vi điện tử và tự động hóa toàn bộ sàn xuất, công nghệ sinh học, vật liệu mới, kĩ thuật tin học, nói chung là phát triển những ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao).
Một cố gắng khác của các nước tư bản phát triển trong thời ki này là thực hiện chính sách điều chỉnh kinh tế của tư bản độc quyền nhà nước: hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa vì tư liệu sản xuất đả có sự thay đổi đáng kể, quan hệ sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hội hóa hơn trước giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào kinh tế băn? cách giảm tới mức thấp nhất các quy chế và thể lệ của nhiều nước, có phần hóa một số xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước giảm thuế để kích thích tư nhân mở rộng đấu tư và đẩy nhanh, quá trinh tích lũy tư bản. Đó là một nhấn tố quan trọng làm cho tình hình kinh tế các nước tư bản trong thời kì này con tiếp tục được phát triển (tuy nhịp độ có giảm sút hơn thời ki trước), và nhìn chung nó vẫn còn sức sống và vẫn tạo ra được một năng suất lao động cao.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 6)

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì không ổn định và phát triển chậm chạp (1971-1990)
Bước vào thập kỉ 70, trong các nhân tố làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, có những nhân tố đã mất hết tác dụng, thậm chí tác dụng theo hướng ngược lại, và gây ra những chu kì khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 6)

Trong thời kì này, ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện hiện tượng giảm sút tốc độ phát triển kinh tế: nhịp độ phát triển công nghiệp hàng năm của thế giới tư bản chỉ đạt được 2,6% . Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đó là do các cuộc khủng hoảng kinh tế yếu ớt hơn. Trong thời gian này đã có 3 cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra: 1970-1971, 1974-1975 và 1980-1982. Bình quân chu kì khủng hoảng rút ngắn lại: 3- 4 năm một cuộc khủng hoảng (trước đó chu kì là 9-10 năm).

Ba cuộc khủng hoảng kinh tế trên đây có một số đặc điểm khác với các cuộc khủng hoảng trước đây như:
- Khủng hoảng chu kì đi liền với khủng hoảng cơ cấu (khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, lương thực, tài chính, tiền tệ…).
Cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu bắt đầu nổ ra từ tháng 10-1973 và ngày càng sâu sắc. Chỉ riêng năm 1974 – theo ước tính của một số chuyên gia – các nước tư bản công nghiệp đả bị “rút ruột” khoảng 50 tỉ đô la do phải nhập nhiên liệu giá cao.
Hệ thống tiền tệ tín dụng vẫn được coi là hệ thần kinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ bắt đầu nổ ra từ cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh vào tháng 11-1967. Tiếp theo đó, đồng đô la và các đồng tiền của các nước khác trong hệ thông tư bản chủ nghĩa bị sụt giá nghiêm trọng. Năm 1971 chế độ tỉ giá hối đoái cô định của hệ thông tiền tệ dựa trên chế độ “đô la bản vị” bị xóa bỏ và hình thành ba trung tâm tiền tệ của thế giới tư bản chủ nghĩa: đô la Mĩ, mác Tây Đức, yên Nhật Bản. Thị trường tiền tệ tư bản chủ nghĩa bị rối loạn liên tục.
- Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 5)

Nhà nước tư bản độc quyền can thiệp vào đời sông kinh tế bằng phương pháp “chương trình hóa” với khá năng điều hành một ngân sách chi lớn; nhà nước tư bản độc quyền có thể điều tiết giá thị trường, giảm diện tích sản xuất, đầu tư vào các lĩnh vực khoa ,học kĩ thuật thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển.

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 5)

Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nước tư bản: liên kêt kinh tế giữa các nước tư bản tưởng như mâu thuẫn với bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra thì không có một nước nào có đầy đủ khả năng về vốn và kĩ thuật và chuyên gia để tự mình xây dựng các ngành nghề thỏa mãn các nhu cầu cho sản xuất tiêu dùng. Liên kết kinh tế trở thành một hiện tượng phổ biến, cần thiết cho sự phát triển kinh tế của từng nước.

Tăng cường quân sự hóa nền kinh tế
Chi phí quân sự tăng lên, các nước tư bản duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế tương đối cao, nhiều xí nghiệp mới, hiện đại tiếp thu các thành tựu khoa học trong sản xuất. Các nước tư bản dành các khoản vốn để đầu tư vào quân sự. ơ Mĩ 62% đầu tư cho khoa học dành cho mục đích quân sự; ở Anh 40%- ở các nước khác trung bình là 30%. Các xí nghiệp quân sự đả thu hút một số lượng lớn công nhân (ở Mĩ 1/10 tổng số công nhân) cũng góp phần giảm bớt số người thất nghiệp trong thế giới tư bản. Do đó, các nước tư bản có thể tạm thời trì hoãn hoặc giảm nhẹ mức độ thiệt hại của khủng hoảng kinh tế”.
Đẩy mạnh việc xuất khẩu kĩ thuật vào các nước đang phát triển
Hàng năm, các nước tư bản xuất khẩu từ 20 – 26% tổng số thiết bị, riêng Nhật đã xuất tới 1/3 tổng số hàng xuất khẩu của mình cho các nước đang phát triển. Các nước này trên con đường xây dựng nền kinh tế độc lập của mình sau khi giành được độc lập về chính trị, đã trở thành thị trường tiêu thụ kĩ thuật loại thấp của các nước tư bản.
Những biện pháp trên đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển trong điều kiện có các thành tựu mới về cách mạng khoa học kĩ thuật. Nhưng nền kinh tế của các nước tư bản chu nghĩa vẫn có những mâu thuẫn sâu sắc. thể hiện rõ nét ở giai đoạn tiếp thẹo.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia