Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 3)

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phương thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất – quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, đôi tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Đồng thời,- môn học còn đề cập đến một sô yếu tố của kiến trúc thượng tầng như đường lôi chính sách kinh tế, luật pháp của nhà nước…

Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 3)

Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của hình thái kinh tế xã hội, hiểu hiện tính chất xã hội của nền sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thay đổi thì xã hội cũng biến đổi từ hình thái này sang hĩnh thái khác.

Đồng thời, lịch sử kinh tế còn nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì lực lượng sản xuất nói lên trình độ chế ngự thiên nhiên, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời kì phát triển. Hơn nữa, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau.
Lịch sử kinh tế nghiên cứu lực lượng sản xuất không phải chỉ đê hiểu rõ sự tác động qua lại với quan hệ sản xuất mà còn để hiểu được bản thân sự phát triển của lực lượng sản xuất đó. Tuy nhiên, lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển lực lượng sản xuất chủ yếu về mặt ý nghĩa kinh tế – xã hội của các công cụ lao động, của những phát minh sáng chế đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và trong việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ.
Và lịch sử kinh tế còn đề cập đến một số yếu tố” thuộc kiến trúc thượng tầng như đường lôi chính sách, luật pháp của nhà nước… vì các yếu tố đó trở thành những nhân tố của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Song việc đề cập đó chỉ là để làm rõ đôi tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế mà thôi.
Lịch sử kinh tế còn quan hệ chặt chè với môn thông sử môn lịch sử chung). Đối tượng của thông sử là toàn bộ sinh hoạt của xã hội trong quá trình phát triển của nó, nhưng chủ yếu nghiên cứu các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, còn các sự kiện kinh tế không được nghiên cứu kĩ. Ngược lại, lịch sử kinh tế lại chủ yếu nghiên cứu các vấn đề kinh tẽ, những vấn đề của nền sản xuất vật chất của xả hội. Cho nên, có thể nói mối quan hệ giữa thông sử và lịch sử kinh tẻ là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Cũng cần phải nói đến mối liên hệ chặt chẽ giữa lịch sử kinh tế và các môn kinh tế cụ thể. cỏ những trường hợp lịch sử kinh tế đi vào các môn kinh tế và tổ chức nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ… Nhưng khác với các môn này, lịch sử kinh tế không quan tâm đến các mặt kinh tế, tổ chức cụ thể của các ngành đó mà chỉ quan tâm đến giác độ lịch sử kinh tế của chúng mà thôi.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa