Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa (phần 5)

Cách mạng tư sản và sự thiết lập quan hệ sản xuất
Nền kinh tế tư nhân ở nông thôn phong kiến và kinh tế phường hội trở nên lỗi thời, kìm hãm sức sản xuất mới đang phát triển ở các nước Hà Lan, Anh… Máu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến đã dẩn đến những cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đô chê độ phong kiến: ở Hà Lan (1556); Anh (1640-1660); Pháp (1789-1794); Mĩ (1864-1865); Nga (1861); Nhật (1868), Trung Quốc (1911)… Đến cuối thế kỉ XIX, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, chủ nghĩa tư bản ở những nước đó có những đặc điểm riêng.

Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa (phần 5)

Theo Các Mác, chủ nghĩa tư bản ở Anh, Hà Lan thuộc dạng cổ điển có đặc trưng như: cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh trong nông nghiệp, tài nguyên của các thuộc địa, chính sách của Nhà nước phong kiến có tác động đến quá trinh phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Ở Mĩ, Canada, úc, Tân Tây Lan, chủ nghĩa tư bản phát triển trong nông nghiệp bằng con đường trang trại. Ở Pháp, chủ nghĩa tư bản ở nông thôn có thuận lợi hơn so với các nước Anh, Mĩ vì cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn đã quét sạch các đẳng cấp phong kiến.
Con đường phát triển chủ nghĩa tư bản ở Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Nhật và Nga là con đường kiểu Phô (theo Lênin). ơ đây chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp phát triển chậm chạp, vì các quý tộc bảo tồn tàn dư của chế độ nông nô trong các trang trại quý tộc. Chủ nghĩa tư bản phát triển trong nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động cưỡng bức, nền nông nghiệp đó củng bị phong kiến hóa. Chủ nghĩa tư bản quan liêu đã hình thành, cản trở sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội.
Chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia, các nước Ả rập, các nước châu Mĩ la tinh phát triển theo dạng thuộc địa, bị chế độ phong kiến kìm hãm. Chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào nông nghiệp, nhưng không tư sản hóa giai cấp địa chủ, vì địa tô phong kiến cao hơn lợi nhuận tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở các nước này bị chủ nghĩa thực dân tác động làm thay đổi hình thức và bước đi. Nó còn bị kìm hãm bởi sự cướp đoạt, nô dịch về kinh tế của chủ nghĩa đế quốc.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được khẳng định về mặt pháp lí ở nhiều nước sau cách mạng tư sản thành công. Song để cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chiên thắng hoàn toàn, thì chủ nghĩa tư bản còn phải trải qua một giai đoạn xây dựng lực lượng sản xuất tương ứng với quan hệ sản xuất của nó. Đó là giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống công xưởng, thay thế công trường thủ công.