Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa (phần 9)

Hậu quả kinh tế – xã hội của cách mạng công nghiệp
Với sự ra đời và phát triển của máy móc, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chiến thắng hoàn toàn phương thức sản xuất phong kiến. Sự ra đời đó đã gây nên nhiều hậu quả kinh tế – xã hội:

Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa (phần 9)

- Dân cư trong nước bị xáo trộn, một sự phân bố lực lượng sản xuất mới xuất hiện, trước hết là cuộc di cư lên phía Bắc và phía Đông – vùng phát triển nhất mà trung tâm là thành phố Luân Đôn. Các xí nghiệp mới phát triển gồm các cơ sở nguyên liệu, năng lượng. Thành phô” Lacasơ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp vải bông. Tại Xcốtlen xuất hiện nhiều khu công nghiệp mới. Nhiều thành phố mới xuất hiện: Livecpun, Manxetxtơ, Biếcmingham. Dân số trong thành phố tảng lên 3,5 lần (từ 1750-1871). Ngược lại dân cư nông thôn giảm đi nhanh chóng. Năm 1811, chiếm 35% tổng số dân; năm 1851 chỉ còn 20,9%; năm 1871 chỉ còn 14,2% với số tuyệt đối là 1.504.000 người (trong tổng số toàn quốc là 22.712.260). Trong thời gian này (1815-1880), có tới 8 triệu người di cư khỏi nước Anh, đến khai phá các vùng đất thuộc địa mới.

Trong xã hội hình thành một giai cấp mới – giai cấp vô sản đối lập với giai cấp tư sản . Năm 1858, số lượng công nhân ngành công nghiệp vải bông ở vương quốc Anh đã lên tới 379.213 người, 10 năm sau (1868) đã có 404.064 người.
Cách mạng công nghiệp Anh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước này. Ruộng đất tập trung vào những địa chủ lớn. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, ở Anh có 20 đại địa chủ chiếm 40 triệu ruộng đất, tổ chức thành các trang trại, thuê 1 triệu công nhân trồng lúa mì. Công nghiệp phát triển càng thúc đẩy các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp. Chính quyền tư sản bảo đảm cho việc tiêu thụ nông phẩm. Năm 1815, có “luật lúa mì” quy định giá bán lúa mi cao. Nhưng đến nửa cuối thế kỉ XIX, lúa mì của Anh lại bị lúa mi các nước khác cạnh tranh (giá thấp đi tới 4 lần). Lúc đó, các trại chủ thu hẹp diện tích trồng trọt lúa mì, phát triển bãi cỏ đê chăn nuôi súc vật lấy thịt để cung cấp cho thành phô”. Chính vì những thành tựu chăn nuôi, trồng trọt này mà nước Anh được gọi là nước có một nền công nghiệp kiểu mẩu vào thời kì này.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản