Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 2)

Tác dụng của môn học
Môn lịch sử kinh tế ngày càng trở nên rất cần thiết đôi với lì luân và thực tiễn nó có những tác dụng thiết thực, góp phần làm cho sinh viên:

Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 2)

Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho người học hiểu được lí luận kinh tê cơ bản một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn và trong một chừng mực nào đó, cho phép người học có thể khái quát, nêu ra được lí luận mới. Việc nghiên cứu đời sống kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội, sự sản xuất ra của cải vật chất đã trở thành cơ sử khoa học của Mác và Ăngghen trong việc xây dựng hệ thống lí luận kinh tế của mình. Chính c. Mác đả cho rằng các tài liệu lịch sử kinh tế đã giúp ông chứng minh một cách tuyệt diệu lí luận kinh tế của ông và đưa ông đến việc phát hiện ra những quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Đồng thời, thông qua việc học tập lịch sử kinh tế, sinh viên nắm được những bài học kinh nghiệm xây dựng, quản lí kinh tê của các nước và của nước ta – những bài học này được rút ra từ những thành công và cả từ những sai lầm, yếu kém (thậm chí từ những thất bại cũng có thể rút ra được những bài học quý giá). Qua đó giúp cho sinh viên hiểu và thực hiện tốt hơn nguyên tắc kế thừa và phát triển trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta. Và như thành ngữ của nhân dân ta đã có câu “ôn cố tri tản” nghiên cứu lịch sử kinh tế, sinh viên sẽ nhận rõ nhiều đặc điểm kinh tế hiện nay của thế giới và của nước ta, vì hiện tại là sự phát triển cao của quá khứ. c. Mác đã viết: “Mỗi hiện tượng xuất hiện đều nhất thiết phải từ trên một nền tảng kinh tế nhất định trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại”
Củng thông qua việc nghiên cứu lịch sử kinh tế, còn giúp cho sinh viên biết được các mô hình và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới và kinh tế nước ta; từ đó có thể mở rộng thêm “tầm nhìn” cho sinh viên.
Nghiên cứu lịch sử kinh tế, người học sẽ nắm được thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế của thế giới và của nước ta, từ đó nâng cao lòng yêu nước .chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa; củng cố được nhận thức về xu thế tất yếu của xã hội loài người. Đồng thời, thông qua việc học tập lịch sử kinh tế, người học sẽ nhận thức rõ hơn cơ sở thực tiễn của các đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Bổi dưỡng quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn cho sinh viên.
Có nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tượng, người học mới nắm được vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Muốn để cập tới vấn đề một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh, chắc chắn thì trước hết phải nhìn toàn bộ lịch sử phát triển của nó”.
Đồng thời, có nắm được điều kiện lịch sử cụ thể thì người học mới hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử. Rõ ràng, việc học tập, nghiên cứu môn lịch sử kinh tế sẽ bồi dưỡng cho sinh viên quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước