Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 6)

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì không ổn định và phát triển chậm chạp (1971-1990)
Bước vào thập kỉ 70, trong các nhân tố làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, có những nhân tố đã mất hết tác dụng, thậm chí tác dụng theo hướng ngược lại, và gây ra những chu kì khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 6)

Trong thời kì này, ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện hiện tượng giảm sút tốc độ phát triển kinh tế: nhịp độ phát triển công nghiệp hàng năm của thế giới tư bản chỉ đạt được 2,6% . Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đó là do các cuộc khủng hoảng kinh tế yếu ớt hơn. Trong thời gian này đã có 3 cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra: 1970-1971, 1974-1975 và 1980-1982. Bình quân chu kì khủng hoảng rút ngắn lại: 3- 4 năm một cuộc khủng hoảng (trước đó chu kì là 9-10 năm).

Ba cuộc khủng hoảng kinh tế trên đây có một số đặc điểm khác với các cuộc khủng hoảng trước đây như:
- Khủng hoảng chu kì đi liền với khủng hoảng cơ cấu (khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, lương thực, tài chính, tiền tệ…).
Cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu bắt đầu nổ ra từ tháng 10-1973 và ngày càng sâu sắc. Chỉ riêng năm 1974 – theo ước tính của một số chuyên gia – các nước tư bản công nghiệp đả bị “rút ruột” khoảng 50 tỉ đô la do phải nhập nhiên liệu giá cao.
Hệ thống tiền tệ tín dụng vẫn được coi là hệ thần kinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ bắt đầu nổ ra từ cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh vào tháng 11-1967. Tiếp theo đó, đồng đô la và các đồng tiền của các nước khác trong hệ thông tư bản chủ nghĩa bị sụt giá nghiêm trọng. Năm 1971 chế độ tỉ giá hối đoái cô định của hệ thông tiền tệ dựa trên chế độ “đô la bản vị” bị xóa bỏ và hình thành ba trung tâm tiền tệ của thế giới tư bản chủ nghĩa: đô la Mĩ, mác Tây Đức, yên Nhật Bản. Thị trường tiền tệ tư bản chủ nghĩa bị rối loạn liên tục.
- Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước