Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 5)

Chủ nghĩa tư bản nảy mầm trong lòng chế độ phong kiên. Chê độ phong kiến đã xuất hiện vào các thời điểm khác nhau ở những lục địa khác nhau. Ở châu Á, nó đã ra đời từ trước công nguyên. Còn ở châu Âu, được thiết lập vào thế ki thứ V, phát triển từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV. Vào thời kì này. quan hệ sản xuất mới có điều kiện phát triển trong lòng chế độ phong kiến, trở thành một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 5)

SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CỦA NGHĨA
Sự phân công triệt để . giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và sự trao đổi giữa hai khu vực đó
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, các lãnh địa phong kiến được hình thành. Trong các lãnh địa phong kiến, tuy chưa có sự thảy đổi lớn về kĩ thuật canh tác, người nông dân trong hoàn cảnh, mới không còn như thời nô lệ, đả nhiệt tình hơn với sản xuất, do đó cung cấp nhiều lương thực, thực phẩm cho lãnh chúa. Người nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, mờ rộng diện tích trồng cây công nghiệp, làm vườn, trồng nho. Một sô nông dân đã có thể tách một phần hay hoàn toàn bỏ nông thôn ra thị trấn làm nghề thủ công đáp ứng nhu cầu của lãnh chúa. Sản xuất phát triển do năng suất lao động nông nghiệp tăng, đả có nhiều sản phẩm trao đổi lấy hàng thủ công.
Trong nghề thủ công, kĩ thuật đúc và chế biến kim loại, dệt vải, thuộc da, sản xuất gỗ hay đẽo đá v.v. có nhiều tiến bộ trong phạm vi từng lãnh địa. Nhu cầu của lãnh chúa ngày càng tăng lên. Địa tô thu về được nhiều, tầng lớp phong kiến tha hồ tiêu xài, thừa để trao đổi lấy hàng thủ công cần thiết. Các quỷ tộc, trước kia may âu phục bằng vải lanh hay da cừu, nay (thế kỉ X) họ cần áo choàng bằng len. Muôn sản xuất loại hàng đặc biệt này, phải có chỗ ổn định, rộng rãi, có thiết bị, người chuyên môn. Các lánh chúa cần có nhà thờ bề thế để cúng lễ; có tu viện để đào tạo thầy tu; có lâu đài tráng lệ bằng đá, cao, chắc chắn để tự vệ… Nhu cầu mới nảy sinh, lại xuất hiện nhiều loại thợ, nhiều xưởng biệt lập.
Đến thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong phạm vi lãnh địa đã đạt được một khối lượng sản phẩm mới. Nông nghiệp và thủ công nghiệp biệt lập, thủ công nghiệp không thể là cái đuôi của nông nghiệp như trước kia. Giữa hai khu vực đó, hình thành mối quan hệ trao đổi, thúc đẩy nhau phát triển.