This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: gần 3 triệu người chết và bị thương; các công cụ máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu biển bị tàn phá. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 61,3 tỉ yên. Con số này ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề 131 triệu người không có việc làm.

Giai đoạn khôi phục kinh tế (1946-1951) ở Nhật Bản

     Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Chủ nghĩa tư bản Nhật đã được Mĩ vực dậy nhằm biến Nhật Bản thành đồng minh đắc lực trong chính sách bành trướng xâm lược của Mì ở châu Á – Thái Binh Dương. Năm 1951 Nhật kí với Mĩ hiệp ước an ninh Nhật – Mĩ và năm 1953, Hiệp ước -thương mại và đầu tư.

     Ngay trong những năm đầu sau chiến tranh, dưới thời kiểm cua quân đội Mĩ, ba cải cách lớn được thực hiện:

-   Giải thế các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một vài công ti lớn đối với nền kinh tế Nhật. Biện pháp này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp, và thúc đẩy cơ chế thị trường ở Nhật.

-  Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được quyển giữ lại một phần ruộng đất nhất định. Số còn lại, Nhà nước mua lại và chuyển nhượng cho những người nông dân không có ruộng đất.

-      Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân.

      Những biện pháp này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở giai đoạn sau. Năm 1948, kê hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1948-1952) được thảo ra nhằm mục tiêu là khôi phục sản xuất bằng mức chiến tranh. Nhìn chung đến năm 1951, với sự giúp đỡ của Mĩ, nền kinh tế Nhật đã được khôi phục.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước

Quyền tự do của các thị trường lao động

       Tất nhiên, điều này càng đặc biệt là như vậy khi quyền tự do của các thị trường lao động bị luật pháp, các qui định hoặc công ước phủ nhận. Mặc dù trước khi có nội chiến những người nô lệ da đen tại miền nam Hoa Kỳ có thể có thu nhập bằng tiền ngang với (và thậm chí nhiều hơn) những người lao động hưởng lương ở nơi khác, và thậm chí có thể sống lâu hơn các công nhân thành thị ở miền Bắc, song bản thân chế độ nô lệ vẫn là một sự tước đoạt cơ bản (bất kể nó đã tạo ra được thu nhập hay sự hữu ích như thế nào). Mất quyền tự do qua việc không được lựa chọn công việc làm và qua hình thức làm việc tàn bạo tự có thể là một sự bị tước đoạt lớn.

Quyền tự do của các thị trường lao động

        Sự phát triển thị trường tự do nói chung và tự do tìm kiếm việc làm nói riêng là một thực tế cần được đánh giá cao trong các công trình nghiên cứu về lịch sử. Ngay Karl Marx, nhà phê phán vĩ đại chủ nghĩa tư bản, cũng coi sự xuất hiện của quyền tự do tìm kiếm việc làm là một tiến bộ rất quan trọng. Nhưng vấn để này không chỉ liên quan đến lịch sử mà còn liên quan đến cả hiện tại, bởi vì ngay bây giờ quyền tự do này có tính cực kỳ quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Tôi xin phép minh hoạ lập luận này bằng bốn thí dụ khác nhau.

         Có thể tìm thấy nhiều hình thức lao động nô dịch tại nhiều nước chậu Á và chậu Phi tiếp tục gặp phải tình trạng bị bác bỏ quyền tự do tìm kiếm việc làm ăn lương tại những nơi cách xa chỗ ờ của các ông bà chủ truyền thống của mình. Khi báo chí Ấn Độ đưa tin rằng các địa chủ thuộc đẳng cấp trên tại một trong những vùng lạc hậu nhất của Ấn Độ (tức là bang Bihar) đang khủng bố- thông qua việc giết hại và hãm hiếp có chọn lựa- gia đình những người lao động bị “ràng buộc” vào đất của họ, thì tất nhiên đây là một vấn đề tội ác và do đó những sự kiện đó được sự quan tâm của các phương tiện thông tin (và cuối cùng đó cũng là lý do khiến những điều đó có thể sẽ phải thay đổi ngay trong các cộng đồng khủng khiếp này). Nhưng tình hình kinh tế cơ bản đằng sau các hành vi tội ác đó là một cuộc đấu tranh glành quyền tự do tìm kiếm việc làm và quyền sở hữu những đất đai ở đó những người lao động “bị ràng buộc” và phải lao động cưỡng bức; sau ngày độc lập, người ta đã thông qua một số đạo luật chống lại điều đó, nhưng các đạo luật đó chỉ mới được thực hiện một phần, do đó tình trạng ấy vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Ở Ân Độ, tình hình này được nghiên cứu nhiều hơn ở các nơi, nhưng cũng có đủ bằng chứng cho thấy rằng một số nước khác cũng có các vấn đề tương tự.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia

Vì sao cần có thị trường?

      Mặc dù, giờ đây những cái hay của cơ chế thị trường đã được thừa nhận rộng rãi, song những lý do vì sao cần có thị trường lại thường không được hiểu một cách đầy đủ. Vấn đề này đã được thảo luận trong phần lời dẫn và chương đầu tiên của cuốn sách này. Nhưng tôi cần phải trở lại vấn đề này một chút trong khi xem xét các khía cạnh thể chế của sự phát triển. Trong các cuộc thảo luận gần đây, khi đánh giá cơ chế thị trường người ta có xu hướng tập trung vào những kết quả cuối cùng cơ chế đó tạo ra, chẳng hạn như thu nhập hoặc tính hữu ích.

Vì sao cần có thị trường?

       Đó không phải là một vấn đề không đáng kể, và tôi sẽ đè cập đến ngay bây giờ. Nhưng điều sát sườn hơn về quyền tự do giao dịch trên thị trường là tầm quan trọng cơ bản của bản thân quyền tự do ấy. Chúng ta có những lý do chính đáng để mua và bán, để trao đổi và tìm kiếm những cuộc sống có thể phát đạt, thịnh vượng trên cơ sờ của giao dịch. Nói chung, bản thân việc phủ nhận quyền tự do ấy là một khiếm khuyết lớn của một xã hôi. Sự thừa nhận cơ bản đó là điều phải có trước bất cứ định lý nào mà chúng ta có thể hoặc không thể chứng minh cho thấy các kết quả cuối cùng của thị trường là gì về mặt thu nhập, tính hữu dụng v.v.

        Nhiều khi vai trò phổ biến của giao dịch trong đời sống hiện đại bị bỏ qua chính là vì chúng ta coi đó là chuyện dĩ nhiên. Ở đây, có sự giống nhau với vai trò ít được thừa nhận- và nhiều khi không được chú ý- của một số quy tắc hành vi (chẳng hạn như đạo đức kinh doanh cơ bản) trong các nền kinh tế tư bản đã phát triển (chỉ tập trung chú ý vào các sai lầm khi chúng xảy ra). Nhưng khi các giá trị ấy chưa phát triển thì việc có mặt hay chưa cổ mặt của chúng có thể là một điều rất quan trọng. Như vậy, trong phân tích về sự phát triển, vai trò của các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh sơ đẳng đang tồn tại trong bóng tối cần phải được thừa nhận một cách rõ ràng. Tương tự như vây, bản thân việc không có quyền tự do giao dịch có thể là một vấn đề lớn trong nhiều bối cảnh.


Quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản

       Khác với nhiều nước châu Âu và Mĩ, nhà nước Nhật đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp, nhất là ở thời kì đầu. Nhà nước Nhật là người đã đấu tư vốn nhiều nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng vàcác ngành công nghiệp chủ yếu. Từ năm 1895 đến 1910, vốn của nhà nước chiếm 60- 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng cư hàn. Hàng loạt các xí nghiệp luyện thép, sợi, dệt… được nhànước đầu tư xây dựng theo tổ chức, kĩ thuật hiện đại của phương Tây. Năm 1881, Công ty hỏa xa quốc gia, năm 1896 Ngân hàng quốc gia v.v… được thành lập.

Quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản

       Ngoài ra, Nhà nước Nhật có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chế độ bảo hộ thuế quan, trợ cấp cho những mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nhà nước đứng ra tổ chức các cơ sở thương nghiệp nhỏ thành các công ti cổ phần, khuyến khích, trợ cấp, thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Một số công ti cổ phần như Mitsui, Mìtsubisi đã nhanh chóng trở thành những công ti lớn dưới sự bảo trợ của nhà nước.

        Nhà nước Nhật đặc biệt chú ý khuyến khích nhập nguyên liệu và kĩ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí v.v…Ngoài ra, Nhà nước Nhật còn thực hiện rộng rái chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư. Chính sách này được áp dụng chủ yếu vào giai đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp, có tác dụng kích thích công nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng.

        Cách mạng công nghiệp Nhật tuy cũng được khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ, nhưng các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đả xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh. Ngay từ năm 1870, Nhà nước Nhật đã xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai thành phố Tôkiô – Yôkôhama. Trong công nghiệp, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. Các ngành công nghiệp như khai thác than, luyện kim, đóng tàu, cơ khí xuất hiện sớm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản