Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 4)

Kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1946 đến 1990)
Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì khôi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1946 đến năm 1950).

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 4)

Sau chiến tranh, với lợi thế của mình so với các nước châu Âu, đế quốc Mĩ áp dụng các thủ đoạn xâm nhập vào nền kinh tế của các nước đồng minh. Một mặt, họ thi hành “cuộc chiến tranh lạnh” ngăn cản các nước tư bản buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành bao vây kinh tế Liên Xô đồng thời thực hiện học thuyết Tơruman (tháng 3 năm 1947] ke hoạch Mácsan (tháng 4 năm 1948), núp dưới chiêu bài “viện trợ” để khôi phục kinh tế châu Âu. Các nước châu Âu được khôi phục nhanh chóng, nhưng đã tạo điều kiện cho đế quốc Mĩ trong 3 năm (1948-1950) bán được 10,6 tỉ đô la hàng hóa.
Đến cuối năm 1950, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa (trừ Nhật Bản) đã khôi phục xong nền kinh tế của mình, sau đó bước vào thời kì phát triển.
Kinh tế tư bản chủ nghĩa thòi kì phát triển nhanh (1951-1970)
Trong thời gian từ 1951-1970, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển với nhịp độ nhanh chóng, với nhiều hiện tượng kinh tế xã hội mới xuất hiện.
Về công nghiệp, nhịp độ phát triển nhanh hơn so với thời kì trước chiến tranh, bình quân 5,5%/năm (tảng hơn 2 lần so với thời kì 1920-1928); giá trị sản lượng bình quần một công nhân tăng từ 3090 đô la (năm 1950) lên 6110 đô la (năm 1970). Ba ngành cơ khí, hóa chất, năng lượng có nhịp độ phát triển cao nhất; ngành cơ khí đã 5,7%; hơi đốt, điện 7,7%; hóa chất 8,3%, trong khi nhịp độ của ngành luyện kim 3,8%; dệt, may mặc, thực phẩm 3 – 3,8%. Các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như ô tô, tủ lạnh… tăng lên so với trước rất nhiều.
Về nông nghiệp: trước chiến tranh trình độ trang bị kĩ thuật còn lạc hậu rất nhiều; lao động nông nghiệp chiếm từ 1/3 đến 2/5 tổng số lao động trong các ngành kinh tế; nhiều nước Tây Âu chưa tự túc được lương thực. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cơ sở kinh doanh trong nông nghiệp đả được hiện đại .hóa. Trung bình trên diện tích 100 ha, ở Tây Đức, Hà Lan, Áo, Tân Tây Lan, Ý có từ 11 đến 15,5 máy kéo; ở Bỉ, Mĩ, Thụy Điển, Pháp có từ 5-10 chiếc. Nhờ áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn bó với công nghiệp, tổ họp công – nông nghiệp, liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, vận tải, tiêu thụ và cung cấp vật tư kĩ thuật được hình thành. Bốn nước tư bản: Mĩ, Pháp, Canada, Úc trở thành những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.