Kinh tế học và chủ đề bất bình đẳng

        Đôi khi các nhà kinh tế học bị phê phán là đã tập trung quá nhiều vào tính hiệu quả và tập trung quá ít vào sự công bằng. Lời phê bình đócó một số cơ sở, nhưng cũng cần phải ghi nhận rằng bất bình đẳng đã nhận được sự chú ý trong suốt lịch sử của môn nghiên cứu này. Adam Smith, người nhiều khi được coi là “Cha đẻ của kinh tế học hiện đại” đã quan tâm sâu sắc đến khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Kinh tế học và chủ đề bất bình đẳng

        Một số các nhà khoa học xã hỡỉ và triết học có trách nhiệm trong việc làm cho bất bình đẳng trở thành đề tài trung tâm thu hút sự quan tâm của công chúng (như Karl Marx, John Stuart Mill, B. s. Rovvntree và Hugh Dalton, xin nêu các tác giả thuộc những truyền thống chung rất khác nhau), xét đến sự tham gia quan trọng, đều là những nhà kinh tế học tận tuỵ, cho dù họ có thể còn có những hoạt động. khác. Trong những năm gần đây, kinh tế học về bất bình đẳng trên tư cách là mộtchủ đề đã phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo chủ yếu của các tác giả như A. B. Atkinson. Không phủ nhận rằng việc tập trung chú ý vào hiệu quả đến mức không tính gì đến các mối quan tầm khác đã thể hiện rõ ràng trong một số tác phẩm kinh tế học nhưng không thể tố cáo các nhà kinh tế học trên tư cách là một tập thể đã sao nhãng chủ đề bất bình đẳng.

        Nếu có một lý do nào đó để than phiền thì đó là phần lớn kinh tế học đã chỉ coi trọng một lĩnh vực hạn hẹp của bất bình đằng, tức là bất bình đẳng về thu nhập. Tính hạn hẹp này đã có tác dụng góp phần vào việc sao nhãng những cách thức khác trong việc xem xét bất bình đẳng và thiếu công bằng, và điều này có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chính sách kinh tế.

         Thực vậy, các cuộc thảo luận về chính sách đã bị bóp méo do quá nhấn mạnh vào sự nghèo nàn về thu nhập và bất bình đẳng về thu nhập, rồi sao nhãng sự bị tước đoạt qua các biến số khác như thất nghiệp, ốm đau, thiếu học vấn và bị xã hội ruồng bỏ. Điều không may là việc đánh đồng bất bình đẳng kinh tế với bất bình đẳng về thu nhập là điều khá phổ biến trong kinh tế học, và hai điều này nhiều khi được coi là đồng nghĩa. Nếu bạn nói với một ai đó rằng bạn đang nghiên cứu về bất bình đẳng kinh tế thì người ta phổ biến cho rằng bạn đang nghiên cứu về sự phân phối thu nhập.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản