Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 1)

Thời kì độc quyền hóa (1871-1913)
Công xã Pari (1871) đánh dấu sự kết thúc thời ki phát triển “tiến bộ”, thuận chiều của chủ nghĩa tư bản. Từ đó nó bước sang giai đoạn mới – giai đoạn phát triển và khủng hoảng xen kẽ, giai đoạn độc quyền hóa (1871-1912) bắt đầu từ khi nền kinh tế tư bản có những phát minh mới trong các lỉnh vực sản xuất, vận tải, và đời sống. Trước hết phải kể đến những phát minh về năng lượng.

Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời độc quyền (phần 1)

Ở giai đoạn trước, nếu hơi nước là nguồn năng lượng chủ yếu, thi thời kì này là điện và hơi đốt. Sự phát minh ra điện được các nhà nhà khoa học ứng dụng trong các ngành kinh tế (máy phát điện, máy biến thế, tàu chạy bằng điện, bóng đèn điện…). Việc phát minh ra điện năng cho phép chuyển những động cơ đi xa nơi cung cấp điện. Đó là một ưu thế lớn của điện so với hơi nước. Do phát hiện ra dấu lửa năm 1870, người ta phát minh ra đầu máy chạy bằng động cơ đốt trong, rồi một phương tiện vận tải mới ra đời (ô tô nám 1883-1985), một loại đầu máy mới có sức kéo mạnh ra đời – đẩu máy điêden (1891).

Trong lĩnh vực hóa học, người ta khám phá những nguyên tắc phân tích và tổng hợp các chất. Đó là những nguyên tắc để chê ra các loại thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, nước hoa…
Kỉ thuật mới và việc khám phá ra quá trình công nghiệp hóa là tiền đề cho phát minh phương pháp luyện kim mới, phương pháp chế biến kim loại có chất lượng tốt (phương pháp luyện thép của Becxme và Mactanh vào những năm 50,60 của thế kỉ XIX; từ ngành chế tạo máy làm chai tự động, máy dệt tự động, máy in…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước