Trong cuốn sách “Khoa học và văn hoá”, T. H. Huxley đã nói: “Số phận thông thường của các chân lý mới là lúc đầu bị coi là dị giáo và cuối cùng lại trở thành mê tín”. Một cái gì đó rất giống như thế dường như đã xảy ra đối với chân lý về tầm quan trọng của thị trường trong đời sống kinh tế. Cách đây không lâu, đã có lúc tất cả các nhà kinh tế học trẻ tuổi đều “biết” các hệ thống thị trường có những hạn chế nghiêm trọng về những khía cạnh nào: tất cả các sách giáo khoa đều nêu ra một danh sách tương tự các “nhược điểm” ấy.
Sự bài xích mang tính trí tuệ cơ chế thị trường thường dẫn đến những đề nghị có tính cấp tiến về các phương pháp hoàn toàn khác để tổ chức thế giới (đôi khi bao gồm một bộ máy quan liêu hùng mạnh và những gánh nặng tài chính không thể tưởng tượng nổi) mà không hề xem xét nghiêm chỉnh khả năng các giải pháp thay thế được đề nghị, đó có thể gây ra những thất bại thậm chí lớn hơn so với thất bại mà thị trường được dự kiến sẽ sinh ra. Và nhiều khi người ta không mấy quan tâm đến các vấn đề mới và các vấn đề phát sinh mà các giải pháp khác có thể tạo ra.
Trong mấy thập niên vừa qua, không khí trí tuệ đã thay đổi một cách đầy,kịch tính, và tình thế đã đảo ngược lại. Hiện nay người ta phổ biến coi những cái hay của cơ chế thị trường là có tính bao trùm đến mức mà những hạn chế của nó dường như là không quan trọng. Trong không khí hiện nay, nếu vạch những “khuyết điểm” của cơ chế thị trường thì đều có vẻ như là cổ hủ và đi ngược lại văn hoá đương đại (giống như quay một đĩa hát loại 78 vòng/phút để nghe nhạc của những năm 1920). Một loạt thiên kiến này đã nhường chỗ cho một loạtđịnh kiến kháctrái ngược lại. Những niềm tin chưa được xem xét kỹ của ngày hôm qua đã trở thành dị giáo của ngày hôm nay và các đi giáo của ngày hôm qua bây giờ lại trở thành những sự mê tín mới.
Chưa bao giờ nhu cầu xem xét một cách có phê phán những định kiến và thái độ chính trị kinh tế tiêu chuẩn lại mạnh mẽ như bây giờ. Những thiên kiến của ngày hôm nay (tán thành cơ chế thị trường thuần tuỷ) chắc chắn là cần được xem xét kỹ và, theo tôi, cần được bác bỏ một phần. Nhưng chúng ta cũng cần phải né tránh việc phục hồi lại những sự điên rồ của ngày hôm qua đã từ chối không nhìn thấy nhũng cái hay của thị trường và thậm chí nhu cầu tất yếu của thị trường. Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng và quyết định xem những phần nào là hợp lý trong các cách nhìn đó. Đức Phật Thích ca, người đồng hương danh tiếng của tôi, có thể đã quá thiên về coi “con đường trung dung” là chân lý phổ biến (mặc dù ông chưa có dịp để thảo luận về cơ chế thị trường), nhưng chúng ta có thể học tập được một cái, gì đó tờ các diễn văn của ông cách đây 2.500 năm đã khuyên không nên cực đoan.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước