Tất nhiên, điều này càng đặc biệt là như vậy khi quyền tự do của các thị trường lao động bị luật pháp, các qui định hoặc công ước phủ nhận. Mặc dù trước khi có nội chiến những người nô lệ da đen tại miền nam Hoa Kỳ có thể có thu nhập bằng tiền ngang với (và thậm chí nhiều hơn) những người lao động hưởng lương ở nơi khác, và thậm chí có thể sống lâu hơn các công nhân thành thị ở miền Bắc, song bản thân chế độ nô lệ vẫn là một sự tước đoạt cơ bản (bất kể nó đã tạo ra được thu nhập hay sự hữu ích như thế nào). Mất quyền tự do qua việc không được lựa chọn công việc làm và qua hình thức làm việc tàn bạo tự có thể là một sự bị tước đoạt lớn.
Sự phát triển thị trường tự do nói chung và tự do tìm kiếm việc làm nói riêng là một thực tế cần được đánh giá cao trong các công trình nghiên cứu về lịch sử. Ngay Karl Marx, nhà phê phán vĩ đại chủ nghĩa tư bản, cũng coi sự xuất hiện của quyền tự do tìm kiếm việc làm là một tiến bộ rất quan trọng. Nhưng vấn để này không chỉ liên quan đến lịch sử mà còn liên quan đến cả hiện tại, bởi vì ngay bây giờ quyền tự do này có tính cực kỳ quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Tôi xin phép minh hoạ lập luận này bằng bốn thí dụ khác nhau.
Có thể tìm thấy nhiều hình thức lao động nô dịch tại nhiều nước chậu Á và chậu Phi tiếp tục gặp phải tình trạng bị bác bỏ quyền tự do tìm kiếm việc làm ăn lương tại những nơi cách xa chỗ ờ của các ông bà chủ truyền thống của mình. Khi báo chí Ấn Độ đưa tin rằng các địa chủ thuộc đẳng cấp trên tại một trong những vùng lạc hậu nhất của Ấn Độ (tức là bang Bihar) đang khủng bố- thông qua việc giết hại và hãm hiếp có chọn lựa- gia đình những người lao động bị “ràng buộc” vào đất của họ, thì tất nhiên đây là một vấn đề tội ác và do đó những sự kiện đó được sự quan tâm của các phương tiện thông tin (và cuối cùng đó cũng là lý do khiến những điều đó có thể sẽ phải thay đổi ngay trong các cộng đồng khủng khiếp này). Nhưng tình hình kinh tế cơ bản đằng sau các hành vi tội ác đó là một cuộc đấu tranh glành quyền tự do tìm kiếm việc làm và quyền sở hữu những đất đai ở đó những người lao động “bị ràng buộc” và phải lao động cưỡng bức; sau ngày độc lập, người ta đã thông qua một số đạo luật chống lại điều đó, nhưng các đạo luật đó chỉ mới được thực hiện một phần, do đó tình trạng ấy vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Ở Ân Độ, tình hình này được nghiên cứu nhiều hơn ở các nơi, nhưng cũng có đủ bằng chứng cho thấy rằng một số nước khác cũng có các vấn đề tương tự.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia