Bây giờ tôi chuyển sang một khía cạnh đặc biệt của sự bất bình đẳng nói chung gần đây đã được chú ý nhiều; phần này dựa vào một bài viết của tôi có tiêu đề “Những phụ nữ bị mất tích đăng trên Tạp chí Y học của Anh (British Medical Joumal) năm 1992. Bài viết này bàn về một hiện tượng khủng khiếp là tình trạng tử vong quá cao và tỷ lệ sống sót thấp hơn một cách nhân tạo của phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một phương diện thô thiển và rất dễ thấy của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, nhưng lại thường được thể hiện dưới những hình thức tinh vi và ít kinh tởm hơn. Nhưng cho dù có sự thô thiển ấy, tỷ lệ tử vong của nữ giới cao hơn một cách nhân tạo phản ánh một sự bị tước đoạt rất quan trọng về năng lực của nữ giới.
Nói chung, ở châu Âu và Bắc Mỹ, nữ giới thường đông hơn nam giới một cách đáng kể. Thí dụ, ở Anh, Pháp và Mỹ, tỷ lệ nữ vượt nam 1,05%. Tmh hình lại khác tại nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt ở châu Á, Bắc Phi, nơi mà tỷ lệ của phụ nữ thấp hơn nam giới là 0,95% (ở Ai Cập), 0,94% (ở Bănglađét, Trung Quốc, Tây Á), 0,93% (ở Ấn Đô) và 0,9% (Pakixtan). Ý nghĩa củâ sự chênh lệch đó đáng được lưu ý trong khi phân tích sự bất bình đẳng về giới trên thế giới.
Trên thực tế, ở khắp mọi nơi người ta đều sinh con trai nhiều hơn con gái (nhiều hơn khoảng 5%). Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ “mạnh mẽ” hơn nam giới và nếu được chăm sóc ngang với nam giới thì họ có khả năng sống lâu hơn nam giới. (Thực thế, bào thai nữ có tỷ lệ sống sót cao hơn bào thai nam, và có nhiều bào thai nam hơn là số con trai được sinh ra). Ở phương Tây, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới chính vì tỷ lệ tử vong của nữ thấp hơn. Điều này còn có những lý do khác nữa. Đó là tác động của việc nam giới bị chết trong các cuộc chiến tranh trước đây. Nhìn chung, nam giới hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ và chết vì bạo lực cũng nhiều hơn. Nhưng nếu gạt bỏ các lý do khác kia, thì điều có vẻ rõ ràng là phụ nữ có xu hướng đông hơn nam giới nếu được chăm sóc ngang nhau.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia