Tìm được nhiêu lục địa mới.
Ở Tây Âu
Ở Tây Âu
Vào thế kỉ XV, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, nhưng ở các quốc gia phong kiến lại không có tiền, vàng để thanh toán các khoản chi phí xa xỉ trong triều đình. Vua chúa nợ con buôn đã nhiều, ngân khố Nhà nước vẫn rỗng. “Khát vàng” là động lực thúc đẩy các quốc gia phong kiến tìm con đường sang phương Đông để kiếm vàng, nhưng con đường quen thuộc trên Địa Trung Hải để sang Ẩn Độ đã bị đế quốc Thổ chiếm giữ. Nhà nước phong kiến Tây Ban Nha (đã đi đến giai đoạn phong kiến tập quyền, đang hùng cường nhất) bắt buộc phải tổ chức những con đường mới sang phương Đông: năm 1492, đi vào vùng Caribê, khám phá ra châu Mĩ; năm 1496, Vanxcô Đơ Gama đi sâu vào lục địa châu Phi cuối cùng đến Ấn Độ; từ năm 1519-1521, Phécnăng Magienlánệ kế thừa thành tựu của các cuộc thám hiểm trên, tìm ra con đường vòng quanh thế giới. Hành trình vòng quanh thế giới của Magienlăng chứng minh là người ta có thể đi buôn bán bất cứ từ đâu, có thể đến bất cứ noi nào, mà vẫn có thể trở lại chỗ cũ được.
Các cuộc thám hiểm đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu như thế nào?
Thị trường thế giới và những tác động về thương nghiệp
Những lục địa mới phát triển là thị trường rộng lớn cho hàng hóa ở châu Âu tiêu thụ, đồng thời là những nơi cung cấp các nông sản phẩm .đa dạng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp ở châu Âu phát triển. Trước 1500, người ta biết diện tích quả đất là 50 triệu km2, đến 1600 thì diện tích đó là 310 triệu km2. Nhiều nông sản phẩm trước kia ở châu Âu chưa hề biết như thuốc lá, ca cao, cà phê, chè… đã được nhập vào ngày càng nhiều. Nhiều loại trước đã có thì nay tăng gấp bội như hồ tiêu từ 200 tân tăng lên 7000 tấn. Phương pháp thương nghiệp quốc tế thay đổi: nhiều nước thành lập các tổ chức thương nghiệp độc quyền, chuyên bán một thứ hàng ở một thị trường nhất định, như công ti Phi châu ở Anh, công ty Đông An ở Hà Lan, Anh…
Đọc thêm tại: http://timhieukinhte.blogspot.com/2015/07/kinh-te-cac-nuoc-tu-ban-chu-nghia-phan-1.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước