Trung tâm buôn bán cũng thay đổi, từ Địa Trung Hải chuyển lên phía Bắc Âu. Từ thế kỉ thứ XVI về trước, các thành phô” miền Bắc nước Ý nổi tiếng; từ thế kỉ thứ XVI về sau, lại là. các thành phố của các nước Anh, Pháp, Hà Lan… Thành phố Auvenpun, sau đó là thành phô” Amxtécđam của Hà Lan trở thành trung tâm buôn bán quốc tế lúc đó. Nghiệp vụ thương nghiệp quốc tế thay đổi: người ta không cần mang hàng đến chỗ buôn bán, mà chỉ mang hàng mẫu, rồi kí hợp đông, nhận hàng và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kẽ. toán thương mại quốc tế… trở thành công cụ phổ biến trong mọi hình thức buôn bán.
Cách mạng giá cả ở châu Âu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tan rã của chế độ phong kiến, thúc đẩy quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản.
Từ những lục địa mới, vàng và bạc bị cướp về châu Âu. Trong thế kỉ XVTI khối lượng vàng ờ châu Âu táng từ 590.000kg lên 1.192.000kg, bạc từ 7 triệu kg tảng lên 21,4 triệu kg. Kim loại quý tăng lên. Phương tiện thanh toán tăng lên, trong khi đó số lượng hàng hóa sản xuất ra không thay đổi lớn tương ứng. Do vậy, giá cả tăng vọt, trung binh 3 lần. Giá cả tăng lên có tác dộng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội ở châu Âu. Tầng lớp phong kiến vì thu tô bằng tiền bị phá sản. Thương nhân có dịp làm giàu và tích lũy. Người lao động trong các xưởng thợ gặp khó khăn. Cuộc “cách mạng giá cả” tác động một cách khách quan đến sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm tan rã cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến.
Xuất hiện chế độ bóc lột thuộc địa
Những vùng đất mới trở thành những nơi bị xâm chiếm để khai thác tài nguyên, cưỡng bức cung cấp lao động và phải trao đổi hàng hóa không bình đẳng. Vương quốc thuộc địa đầu tiên của thế giới là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ngoài ra còn Anh, Pháp, Hà Lan. Chế độ thuộc địa chỉ mới bắt đầu vào thế kỉ thứ XVI – XVII, nhưng các thủ đoạn bóc lột thuộc địa dần dần được áp dụng phổ biến cho đến nay, như buôn bán không ngang giá, khai thác vơ vét tài nguyên mang về chinh quốc.
Đọc thêm tại: http://timhieukinhte.blogspot.com/2015/07/kinh-te-cac-nuoc-tu-ban-chu-nghia-phan-2.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa