Tỷ lệ phụ nữ thấp hơn nam giới tại các nước châu Á và Bắc Phi thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. Có thể tính toán được một cách dễ dàng rằng nếu các nước châu Á và Bắc Phi nói trên có tỷ lệ phụ nữ- nam giới giống như ở chậu Âu và Mỹ thì họ sẽ có thêm nhiều triệu phụ nữ nữa (số lượng nam giới vẫn giữ nguyên). Nếu tính theo tỷ lệ ở châu Âu và Mỹ thì chỉ riêng ở Trung Quốc số lượng “phụ nữ bị mất tích” lên tới lên 50 triệu người, và số lượng “phụ nữ bị mất tích” ở các nước châu Á và Bắc Phi nói trên là trên 100 triệu người.
Tuy vậy, việc sử dụng tỷ lệ của châu Âu hay Mỹ để tính toán có thể là không thích hợp, không chỉ do những đặc điểm đặc biệt như tình trạng tử vong của nam giới trong chiến tranh. Bởi vì ờ châu Âu và Mỹ tỷ lệ tử vong của phụ nữ thấp, cho nên tỷ lệ giữa nữ và nam đã dần dần tăng lên theo tuổi tác. Có thể dự kiến một tỷ lệ giữa nữ và nam thấp hơn ở châu Á hay Bắc Phi một phần do tuổi thọ thấp và tỷ lệ sinh đẻ cao hơn. Có một cách xử lý vấn đề này là không lấy tỷ lệ phụ nữ – nam giới của châu Âu và Mỹ làm cơ sở so sánh mà nên lấy tỷ lệ của vùng cận Sahara thuộc châu Phi, nơi mà phụ nữ ít thiệt thòi về tỷ lệ tử vong tương đối nhưng tuổi thọ lại không cao hơn và tỷ lệ sinh đẻ lại không thấp hơn (thật là trái ngược). Bằng cách lấy tỷ lệ phụ nữ- nam giới của vùng cận Sahara của châu Phi là 1,022 làm cơ sở so sánh (mà tôi đã dùng trong các nghiên cứu trước và trong các nghiên cứu chung với Jean Drèze) thì sẽ ước tính được 44 triệu phụ nữ bị mất tích ở Trung Quốc, 37 triệu ở Ấn Độ, và tồng số là trên 100 triệu ở tất cả các nước châu Á và Bắc Phi đã nêu ở trên.
Một cách nữa để xử lý vấn đề này là dựa vào tuổi thọ thực tế và tỷ lệ sinh đẻ thực tế trong các nước đó để tính số lượng phụ nữ được dự kiến sẽ có nếu phụ nữ không có những thiệt thòi về sự tồn vong. Việc tính toán trực tiếp điều đó không phải là dễ nhưng Ansley Coale đã có được những ước tính sáng tỏ bằng cách sử dụng các bảng mô hình dân số dựa trên kinh nghiêm lịch sử của các nước “phương Tây”. Với cách tính đó, Ansley Coale đã đưa ra con số 29 triệu “phụ nữ bị mất tích” ở Trung Quốc, 23 triệu ở Ấn Độ và tổng số khoảng 60 triệu ở tất cả các nước nói trên. Tuy đó là những con số thấp hơn, song chúng vẫn rất lớn. Những ước tính gần đây, chẳng hạn như ước tính của Stephan Klasen, dựa trên các dữ liệu lịch sử được quan sát tỉ mỉ hơn có xu hướng cung cấp nhũng con số lớn hơn về tình trạng phụ nữ bị mất tích (khoảng 90 triệu).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước