Vì sao tỷ lệ tử vong chung của phụ nữ lại cao hơn tỷ lệ tử vong của nam giới ở các nước nói trên? Hãy xem xét Ẩn Đô, nơi tỷ lệ tử vong của nữ theo độ tuổi liên tục cao hơn so với tỷ lệ tử vong cho tới cuối những năm 1930. Tỷ lệ tử vong rất cao ở tuổi sinh đẻ một phần là do kết quả của tình trạng tử vong của nữ khi sinh con (tử vong khi sinh hoặc ngay sau khi sinh) nhưng rõ ràng không thể dụng nhận định đó để giải thích những thiệt thòi của nữ về sinh tồn trong độ tuổi hài nhi và ấu thơ.
Mặc dù trường hợp Ấn Độ đã được nghiên cứu sâu rộng hơn so với các nước khác (ở Ấn Độ có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này hơn bất cứ nước nào khác), có thể tìm thấy các bằng chứng tương tự về tình trạng sao nhãng đối với sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em gái ở các nước khác. Thậm chí còn có một số bằng chứng cho thấy ở Trung Quốc sự sao nhãng đó có thể đã tăng mạnh trong những năm gần đây, nhất là từ khi áp dụng những hạn chế bắt buộc về sinh đẻ (chẳng hạn như áp dụng chính sách gia đình một con tại một số nơi ở Trung Quốc) cùng với các cải cách khác năm 1979.
Cũng có một số dấu hiệu mới đáng lo ngại ở Trung Quốc, chẳng hạn như có tin tỷ lệ sinh các bé trai đã tăng rất nhanh so với các bé gái- rất khác biệt với các nơi khác trên thế giới. Điều đó có thể cho thấy có việc “giấu diếm” các em bé gái mới sinh (để tránh các biện pháp hà khắc có liên quan đến việc hạn chế sinh đẻ cưỡng bức) và cũng có thể phản ánh- và điều này không phải là vô lý- tỷ lệ tử vong cao của các em bé gái, cho dù là cố tình hay là không (không báo cáo những trường hợp mới sinh và mói chết). Tuy nhiên, gần đây phần lớn tình trạng cấu tạo gia đình không nặng về phụ nữ hình như là đo phá thai có chọn lựa theo giới tính, một điều đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc cùng với sự tiến bộ về công nghệ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa