Khác với nhiều nước châu Âu và Mĩ, nhà nước Nhật đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp, nhất là ở thời kì đầu. Nhà nước Nhật là người đã đấu tư vốn nhiều nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng vàcác ngành công nghiệp chủ yếu. Từ năm 1895 đến 1910, vốn của nhà nước chiếm 60- 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng cư hàn. Hàng loạt các xí nghiệp luyện thép, sợi, dệt… được nhànước đầu tư xây dựng theo tổ chức, kĩ thuật hiện đại của phương Tây. Năm 1881, Công ty hỏa xa quốc gia, năm 1896 Ngân hàng quốc gia v.v… được thành lập.
Ngoài ra, Nhà nước Nhật có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chế độ bảo hộ thuế quan, trợ cấp cho những mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nhà nước đứng ra tổ chức các cơ sở thương nghiệp nhỏ thành các công ti cổ phần, khuyến khích, trợ cấp, thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Một số công ti cổ phần như Mitsui, Mìtsubisi đã nhanh chóng trở thành những công ti lớn dưới sự bảo trợ của nhà nước.
Nhà nước Nhật đặc biệt chú ý khuyến khích nhập nguyên liệu và kĩ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí v.v…Ngoài ra, Nhà nước Nhật còn thực hiện rộng rái chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư. Chính sách này được áp dụng chủ yếu vào giai đoạn cuối của cuộc cách mạng công nghiệp, có tác dụng kích thích công nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng.
Cách mạng công nghiệp Nhật tuy cũng được khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ, nhưng các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đả xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh. Ngay từ năm 1870, Nhà nước Nhật đã xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai thành phố Tôkiô – Yôkôhama. Trong công nghiệp, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. Các ngành công nghiệp như khai thác than, luyện kim, đóng tàu, cơ khí xuất hiện sớm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản