Thành thị phong kiến
Là những thành phố tự do, không thuộc sự khống chế của lãnh chúa phong kiến, trong ‘đó thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó các ngành thương nghiệp, cho vay lây lãi phát triển… Mỗi nghề đều có tổ chức nghề nghiệp – những phường hội. Có phường hội về từng nghề thủ công, về buôn bán… Trong thành thị phong kiến, lúc đầu người thợ thủ công vừa là người sản xuất vật phẩm, vừa là người đem chào hàng, bán sản phẩm. Nhưng khi thị trường tiêu thụ hàng hóa mở rộng ra ngoài phạm vi thành thị, thì xuất hiện loại người chuyên mang hàng của xưởng thợ đi bán, đi mua nguyên vật liệu cho xưởng thợ đó sản xuất – đó là những thương nhân.
Thương nhân hợp thành từng đoàn người đi khắp lục địa châu Âu sang An Độ để bán hàng. Trên đường đi, có chỗ dừng chân, gặp nhau để trao đổi hàng ở một số địa điểm nhất định, gọi là hội chợ. Hội chợ lớn đầu tiên trên thế giới là hội chợ Sămpannhơ (Pháp).
Khi mang hàng bán, thương nhân cần nhiều tiền để mua hàng. Đầu tiên, những thương nhân thừa tiền cho thương nhân khác vay; về sau, hình thành dẫn những tổ chức cho vay. Tổ chức cho vay lớn nhất thế giới vào thế kỉ XIV – XV là các hãng Mêdêli (Ý); Vendêcốp (Đức). Các hãng này không chỉ là chủ nợ của các thương nhân, mà cả của các quý tộc, vua chúa.
Thương nhân giàu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị phong kiến. Thừa tiền, họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hóa đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Như vậy, đã xuất hiện một tầng lớp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mông đầu tiên của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở một số thành phố ven bờ Địa Trung Hải vào thế kỉ XIV – XV, nhưng thời đại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỉ XVI; nó gắn liền với nhiều điều kiện mới.
Thương nhân giàu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị phong kiến. Thừa tiền, họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hóa đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Như vậy, đã xuất hiện một tầng lớp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mông đầu tiên của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở một số thành phố ven bờ Địa Trung Hải vào thế kỉ XIV – XV, nhưng thời đại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỉ XVI; nó gắn liền với nhiều điều kiện mới.
Đọc thêm tại: http://timhieukinhte.blogspot.com/2015/07/khai-quat-ve-lich-su-kinh-te-quoc-dan_1.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te thi truong tu ban chu nghia