Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Bắc Mĩ là kìm hãm xu hướng tiến bộ của lực lượng sản xuất, tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và thuộc địa Bắc Mĩ. Bên cạnh đó về phương diện xã hội, những cư dân từ nhiều nước châu Âu tới sinh cơ lập nghiệp ở Bắc Mĩ đều có nguyện vọng muốn thoát khỏi sự thống trị của Anh để hình thành quốc gia dân tộc độc lập. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phản ánh mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt giữa chế độ thực dân và Bắc Mĩ. Lịch sử chỉ nhận ra rằng Bắc Mĩ đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Đó là cuộc cách mạng có xu hướng phản phong, có tính chất nhân dân vó phương pháp đấu tranh và động lực, có tính chất tư sản có nội dung kinh tế đã chín muồi. Mục tiêu của nó là chống lai chế độ phong kiến mà thực dân Anh đã thiết lập, và chông nhưng biểu hiện khác của chủ nghĩa thực dân đang ngăn trở xu hướng phát triển của công thương nghiệp.
Như một tất yếu lịch sử, vào tháng 4 năm 1775 cuộc chiến tranh giành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mĩ. Ngay 4-7-1776, (tai hội lục địa Bắc Mĩ đã họp và ra tuyên ngôn độc lập. Đây là mốc lịch sử ghi nhận Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời. Để giành quyền độc lập, Bắc Mĩ đã trải qua 8 năm chiến tranh (1775 1783) với thực dân Anh. Đến ngày 3-9-1783, Anh chính thức phải thừa nhận quyền độc lập của Bắc Mĩ.
Với thắng lợi của cuộc chiến tranh độc lập dân tộc, chế độ thực dân mà Anh thiết lập ở Bắc Mĩ đã bị thủ tiêu. Trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Châu Mĩ, một quốc gia đầu tiên kiểu tư sản ra đời. Lãnh thổ của Hợp chủng quốc Hoa Kì khi ấy là 2.309.000 km2 (892.000 dặm vuông). Lịch sử nước Mĩ bước sang thời kì mới. Sau khi giành được độc lập dân tộc, Bắc Mĩ đã thành lập một chế độ cộng hòa – một chế độ xã hội tương đối tiến bộ khi đó và có tác dụng mạnh mẽ tới sự phát triển cửa chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Hợp chủng quốc Hoa Kì đã ban hành những đạo luật nhằm thủ tiêu những hình, thức chiếm hữu ruộng đất phong kiến và các danh vị quý tộc. Chế độ lĩnh canh nộp tô bị bãi bỏ. Bên cạnh đó Hợp chủng quốc Hoa Kì còn đánh một đòn quyết định vào chế độ phong kiến với việc mở vùng đất phía tây tạo điều kiện cho hoạt động di thực, cũng với xây dựng các trang trại. Từ đó trong nông nghiệp, con đường phát triển tư bản chủ nghĩa của các trại chủ đá tự mở lấy đường đi.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản nhà nước