Mặc dù, giờ đây những cái hay của cơ chế thị trường đã được thừa nhận rộng rãi, song những lý do vì sao cần có thị trường lại thường không được hiểu một cách đầy đủ. Vấn đề này đã được thảo luận trong phần lời dẫn và chương đầu tiên của cuốn sách này. Nhưng tôi cần phải trở lại vấn đề này một chút trong khi xem xét các khía cạnh thể chế của sự phát triển. Trong các cuộc thảo luận gần đây, khi đánh giá cơ chế thị trường người ta có xu hướng tập trung vào những kết quả cuối cùng cơ chế đó tạo ra, chẳng hạn như thu nhập hoặc tính hữu ích.
Đó không phải là một vấn đề không đáng kể, và tôi sẽ đè cập đến ngay bây giờ. Nhưng điều sát sườn hơn về quyền tự do giao dịch trên thị trường là tầm quan trọng cơ bản của bản thân quyền tự do ấy. Chúng ta có những lý do chính đáng để mua và bán, để trao đổi và tìm kiếm những cuộc sống có thể phát đạt, thịnh vượng trên cơ sờ của giao dịch. Nói chung, bản thân việc phủ nhận quyền tự do ấy là một khiếm khuyết lớn của một xã hôi. Sự thừa nhận cơ bản đó là điều phải có trước bất cứ định lý nào mà chúng ta có thể hoặc không thể chứng minh cho thấy các kết quả cuối cùng của thị trường là gì về mặt thu nhập, tính hữu dụng v.v.
Nhiều khi vai trò phổ biến của giao dịch trong đời sống hiện đại bị bỏ qua chính là vì chúng ta coi đó là chuyện dĩ nhiên. Ở đây, có sự giống nhau với vai trò ít được thừa nhận- và nhiều khi không được chú ý- của một số quy tắc hành vi (chẳng hạn như đạo đức kinh doanh cơ bản) trong các nền kinh tế tư bản đã phát triển (chỉ tập trung chú ý vào các sai lầm khi chúng xảy ra). Nhưng khi các giá trị ấy chưa phát triển thì việc có mặt hay chưa cổ mặt của chúng có thể là một điều rất quan trọng. Như vậy, trong phân tích về sự phát triển, vai trò của các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh sơ đẳng đang tồn tại trong bóng tối cần phải được thừa nhận một cách rõ ràng. Tương tự như vây, bản thân việc không có quyền tự do giao dịch có thể là một vấn đề lớn trong nhiều bối cảnh.