Công nghiệp phát triển, yêu cầu phai táng cường các phương tiện giao thông và dưỡng giao thông. Cách mạng trong ngành giao thông bát đau từ việc xây dựng kênh đào. Giai đoạn 2 của cuộc cách mạng về giao thông mở đầu bằng việc đóng tàu thủy. Từ 1812 đến 1851, là giai đoạn 3 của cuộc cách mạng trong phương tiện vận tải – giai đoạn xây dựng đường sắt. Quáng đường sắt đầu tiên ờ nước Anh là Manxetxtơ – Livơpun dài 27km. Ngày 27 tháng 9 năm 1825, một đoàn tàu với tốc độ 24km/giờ chở hành khách đầu tiên trên thế giới ra đời. Năm 40 của thế kỉ XIX việc xây dựng đường sắt đạt được quy mó rộng lớn. Năm 1848, Liên minh vương quốc Anh – Xcốtlen, Ailen đã có tới 5.996 dặm đường sắt. Vận tải đường sắt phát triển nối liền các hải cảng với. các vùng hẻo lánh nằm sâu trong nội địa. Đường sắt đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhịp độ phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đôi với sự phát triển các ngành công nghiệp. Năm 1784, Giêm Oát đả sáng chế ra máy hơi nước. Máy hơi nước ra đời trở thành vật tượng trưng cho thời kì chủ nghĩa tư bản phát triển. Ở nước Anh, từ 1801-1804, các nhà máy kéo sợi được trang bị máy hơi nước. Năm 1815, cả nước Anh có tới 2000 chiếc máy hơi nước được sử dụng rộng rãi ở Anh, tỏ rõ ưu thế của nền công nghiệp Anh lúc bấy giờ.
Chế tạo ra các loại máy ngày càng nhiều, không thể tiếp tục bằng phương pháp thủ công mà phải có một ngành cơ khí chê tạo ra máy móc công cụ, đảm bảo độ chính xác, tinh vi: năm 1789, Môđêli đã chế tạo ra các máy phay, máy bào, máy tiện thay thê những công cụ phay, bào, tiện thô sơ của thê kỉ XV-XVI; ngành cơ khí chế tạo ra đời, mở đầu thế kỉ có thê dùng máy để chế tạo ra máy.
Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh
Nó bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngàng dệt) rồi sau đó dần đến các ngành công nghiệp nặng: luyện kim, cơ khi. Từ các máy công cụ đến các máy động lực với đinh cao nhất là chế tạo máy hơi nước, nó tuân theo trình tự từ thấp tới cao, từ thủ công lên nửa cơ khi và cơ khi. Đó cũng là quá trình bóc lột nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa.
Đọc thêm tại: http://timhieukinhte.blogspot.com/2015/07/kinh-te-cac-nuoc-tu-ban-chu-nghia-phan-7.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản chủ nghĩa