Nước Anh, nhờ vào cuộc cách mạng công nghiệp, mà lúc đó trở thành “công xưởng của thế giới”. Đến năm 1848, sản lượng công nghiệp của Anh bằng 45% tổng giá trị sản lượng công nghiệp thế giới. Nước Anh còn là “người thương nghiệp quốc tế”. Đến năm 1870, mức chu chuyển hàng hóa toàn thế giới tư bản là 37,5 tỉ mác thì riêng nước Anh (và thuộc địa Anh) chiếm 14 tỉ mác. Nước Anh còn là “người chủ nợ, trung tâm cho vay của thế giới tư bản”. Năm 1870 nước Anh có một khoản 51,2 triệu phun – Steclinh.
Cách mạng công nghiệp ở Pháp
Sau nước Anh, các nước tư bản khác như Pháp, Đức, Mĩ, Nhật… củng lần lượt làm cách mạng công nghiệp. Nhưng xuất phát từ điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau, cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước này bắt đầu vào thời điểm muộn hơn và có bước đi khác với nước Anh.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp thực sự bắt đầu vào năm 1815-1830, khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã kết thúc (1825). Có nhiều nhân tố làm trì hoãn cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp.
Trước hết là do quá trình tích lũy nguồn vốn chậm chạp và yếu ớt hơn ở Anh. Nếu ở Anh, tước đoạt tư liệu sản xuất cua người nông dán bằng phương pháp tàn khốc, trắng trợn, thì ở Pháp, chỉ đánh thuê cao, để bóc lột -nông dân, dồn nông dân đến chỗ phải cầm cô, bán lại sô ruộng đất ít ỏi của minh. Vi vậy, tố độ tước đoạt tư liệu sán xuất chậm chạp. Còn nguồn Vốn tích lũy tư các thuộc địa Phap lại qua thấp so với Anh.
Cách mạng công nghiộp Pháp chậm hơn nước Anh, nhưng van còn la nước công nghiệp phát trién hơn các nươc châu Au khac. Đáu thè kí XIX, nhưng xương máy đáu tiên của Pháp được coi như là những ốc đảo nổi lên trên đại dương mênh mông của công trường thủ công ở châu Âu lúc bấy giờ.
Cách mạng công nghiệp Pháp cùng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt lụa. Quá trình đó chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1815 – 1848) đánh dấu bằng sự tăng cường thiết bị máy móc trong công nghiệp và phát triển sản xuất. Trong 5 năm (1936 – 1840), sô lượng ống suốt trong ngành dệt tăng 4 lần. Năm 1839 có 2500 máy hơi nước, năm 1847 có 5000 máy hơi nước. Đường sắt phát triển nhanh: năm 1832 mới có quãng đường từ Sanh, năm 1840 đã có 8000 km, 1869 lên tói 17.600 km. Việc xây dựng đường sắt đã huy động được nhiều nhà tư bản công nghiệp lớn, chủ ngân hàng và các tầng lớp tư sản khác vào sản xuất công nghiệp. Đến 1840, bên cạnh những xí nghiệp đại cơ khí, ở Pháp còn nhiều cơ sở sản xuất thủ công nghiệp. Liông là trung tâm công nghiệp nhẹ lớn nhất của nước Pháp và châu Au lục địa lúc đó. Pari kém Luân Đôn về mặt tập trung các ngành công nghiệp.