Qua thực tế từ thế kỉ XVII, XVIII, lịch sử đã ghi nhận những cuộc chiến tranh ác liệt giữa Anh – Hà Lan, Anh – Tây Ban Nha, Anh – Pháp để giành giật những vùng đất thực dân và ưu thế cuối cùng đã thuộc về Anh. Sau khi gạt bỏ sự cạnh tranh của các quốc gia châu Âu, Anh đã trở thành chủ nhân ^ chính thức thông trị Bắc Mĩ. Đát thực dân của Anh ở Bắc Mì D khi ấy gồm 13 vùng, trải rộng từ ven biển Đại Tây Dương tới dãy Apalát. Vào cuối thế kỉ XVIII, cư dân ở đó khoảng 5 triệu người. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vào điều kiện kinh tế xã hội, thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ được chia thành ba loại hình khác nhau.
Các vùng thuộc địa ở miền Bắc còn gọi là nước Anh mới với điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng trọt nhưng nghề chăn nuôi và đánh cá khá phát triển. Người ta chuyên chở nhiều loại gia súc từ châu Âu sang nuôi tại đây. Do nhu cầu mở rộng khác thác và bóc lột, thực dân Anh có du nhập vào các vùng thuộc địa phía Bắc một sô ngành công nghiệp, như dệt, khai mỏ, luyện kim, v.v… Riêng về hoạt động thương nghiệp, việc buôn bán giữa các vùng thuộc địa Bắc với châu Phi,, cũng như châu Âu được tiến hành khá sớm. Những hàng trao đổi, buôn bán là đường mật, rượu, nô lệ, lông thú v.v… đã đem lại những nguồn lợi nhuận kếch xù góp phần tăng nhanh tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa cho giai cấp. Nhìn chung các vùng thuộc địa ở miền Bắc, chế độ chính trị xã hội tương đối dân chủ hơn so với các vùng thuộc ở miền Trung và Nam. Quyền lực thống trị (V đây chu yếu tập trung trong tay tư bản công thương nghiệp.
Các vùng thuộc địa ở miền Trung là nơi sinh sống của những người nông dân tự do và chủ các ấp trại. Ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Việc sử dụng ruộng đất trong canh tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tự do, hoặc chính phủ cấp cho dân cư sử dụng với mức thuế vừa phải.
Các vùng thuộc địa ở miền Nam đất đai màu mỡ, khí hậu ở đây nóng và ẩm rất thuận lợi cho hoạt động trồng trọt. Cơ sở kinh tế ở đây là những đồn điền quảng canh. Lực lượng lao động chủ yếu là những nô lệ da đen. Năm 1800, số nô lệ da đen làm việc trong các. đồn điền lên tói 90 vạn người. Các vùng thuộc địa ở phía Nam, công thương nghiệp phát triển yếu ớt. Do vậy lực lượng thống trị ở đây là các chủ đồn điền nô lệ.