Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 4)

Nhiệm vụ của môn học
Lịch sử kinh tế có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn lịch sử kinh tế một cách khoa học, trung thực, tức là phải thu thập, chọn lọc, mô tả được các hiện tượng và quá trình kinh tế, vè lại bức tranh toàn diện của nền kinh tế, nói lên được những điều kiện xuất hiện của các hiện tượng và sự kiện kinh tế.

Khái quát về lịch sử kinh tế quốc dân (phần 4)

Nhưng lịch sử kinh tế không phải chí có nhiệm vụ mô tả các biện tượng va quá trình kinh tế, mà trên cơ sờ đó phải đúc kết rút ra được những bài học kinh nghiệm để giúp ích cho công việc xây dựng kinh tế hiện tại; qua mỗi quá trình lịch sử kinh tế cụ the phái tim ra những đạc điếm và những quy luật đặc thù của từng nước, từng dân tộc.

Cơ sở và phương pháp luận
Là một môn khoa học xã hội, lịch sử kinh tế lấy chủ nghĩa duy .vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luân của minh. Dựa vào những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử kinh tế sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng của mình.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Kết họp chặt chẽ phương pháp lịch sử với phương pháp lgich
Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các sự kiện và hiện tượng với mọi tính chất cụ thể của chúng. Nó có ưu điểm la hết sức rõ rang, nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức của sử học. Còn phương pháp lôgich là sự khái quát, tổng họp lí luận của tiến trình lịch sử. Nó phán tích lí luận dưới dạng thuần túy như tượng, liên lại không nói lên mật cụ thể của sự phát triển. Do đó, chúng ta cần kết họp chặt chẽ hai phương pháp này để tránh các khuynh hướng lệch lạc sau đáy:
Một là: thiên về miêu tả các sự kiện một cách vụn vật. kể chuyện dông dài một cách tự nhiên chủ nghĩa, trinh bày la liệt các sự kiện và hiện tượng.
Hai là: thiên về khái quát lí luận va suy diễn, không coi trọng đúng mức việc sưu tám, nghiên cứu các tư liệu lịch sử.
- Phân kì lịch sử
Đó là việc phân chia quá trình lịch sử thanh các thời kì và giai đoạn khác nhau nhằm lam sáng tò quy luật phát triển phổ biến của xã hội loài người va quy luật đặc thủ của từng nước, từng dân tộc.
- Phương pháp phán tích kinh té
Đó là việc phán tích sự kiên, hiện tượng kinh tế bằng phương pháp thông ké (số bình quán, chí số, hệ số…), hương pháp toán kinh tế (quá trình kinh tế được thề hiện bằng các mô hình toán học), phương pháp so sánh, và phương pháp xã hội học.
Khoa học lịch sử kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với lí luận và thực tiễn: việc nghiên cứu, học tập lịch sử kinh tế sẽ làm giàu thêm kiến thức, làm phong phú thêm lí luận và làm sáng tỏ thêm công cuộc xây dựng kinh tế hiện nay.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế tư bản