Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng tăng với tốc độ khá nhanh chóng. Đó chính là kết quả của công cuộc khẩn thực trên quy mô rộng lớn. Năm 1860, sản lượng bông tiêu dùng trong nước chỉ hết khoảng 1/5, còn 4/5 để xuất cảng. Mĩ đã trở thành nước cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt của Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác. Với thuốc lá, từ 1850 tới 1860, sản lượng đả tăng 2 lần, một nửa sô sản phẩm đã được xuất sang Anh, Đức. Riêng các bang ở miền Nam của Hợp chủng quốc Hoa Kì từ 1820-1850, sản lượng lúa gạo tăng lên 3 lần.
Sự phát triển của nông nghiệp nước Mĩ đã hình thành hai hệ thống đối lập nhau, đó là sự biểu hiện khác biệt giữa hai khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Ở phía Bắc, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo con đường trang trại tư bản chủ nghĩa; trong khi ấy ở phía Nam, chê độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp. Với các trang trại phía Bắc, trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kĩ thuật và sử dụng phô biên các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Năm 1855, ở Mĩ sử dụng tới 10.000 máy gặt Chính việc mở rộng quy mô sản xuất đã kích thích việc sử dụng máy móc.
Trong khi ấy ở phía Nam, năm 1860 có tới 384.000 chủ nô trong số này có 1.733 chủ nô đồn điền có 100 nô lệ trở lên. Chế độ nô lệ đồn điền là sự bóc lột man rợ với người lao động, cũng như sự vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ở các đồn điền nô lệ, bạo lực là yếu tố trực tiếp của sản xuất, cũng như mọi hình thức bóc lột. Nó được chủ nghĩa tư bản để ra và được giai cấp tư sản sử dụng. Do vậy, một nội dung mới tư bản chủ nghĩa đã được lồng vào trong những hình thức kinh tế đã lỗi thời. Trong sản xuất, các đồn điền phía Nam ít sử dụng máy móc, kĩ thuật; thay vào đó, nó khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động rất thấp. Như vậy chế độ kinh tế của các đồn điền nổi lên tinh hai mặt của nó, đó là sự công sinh phức tạp giữa chế độ nô lệ và chủ nghĩa tư bản.
Trong quá trình phát triển và tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp Bắc – Nam, một vấn đề có tính thời sự đặt ra là cả hai hệ -thông này cùng muôn vươn sang vùng đất phía Tây. Sự giành giật và tranh chấp này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc nội chiến ở Mĩ.